Wednesday, October 28, 2015

Chùm ngây: Công dụng, tác dụng phụ và một số điều cần biết

Chùm ngây

Những tên thường gọi khác:
Arango, Árbol de las Perlas, Behen, Ben Ailé, Ben Nut Tree, Ben Oléifère, Benzolive, Canéficier de l’Inde, Chinto Borrego, Clarifier Tree, Drumstick Tree, Horseradish Tree, Indian Horseradish, Jacinto, Kelor Tree, Malunggay, Marango, Mlonge, Moringa oleifera, Moringa pterygosperma, Moringe de Ceylan, Mulangay, Murungakai, Narango, Nebeday, Paraíso Blanco, Perla de la India, Pois Quénique, Sahjna, Saijan, Saijhan, Sajna, San Jacinto, Shagara al Rauwaq, Shigru, Terebinto.
  Tổng quan về chùm ngây:
Chùm ngây là một loài cây có gốc gác từ những khu vực nam dãy Himalaya thuộc Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh và Afghanistan. Chúng cũng được trồng ở những vùng nhiệt đới. Lá, vỏ cây, hoa, trái, hạt và rễ được dùng làm thuốc.

Chùm ngây có tác dụng điều trị các loại bệnh như Thiếu máu; Viêm khớp và những loại đau khớp khác (Thấp khớp); Hen suyễn; Ung thư; Táo bón; Tiểu đường; Tiêu chảy; chứng Động kinh; Đau bao tử; Loét bao tử và ruột; Co thắt ruột; Nhức đầu; Tim mạch; Cao huyết áp; Sỏi thận, Ứ dịch; Rối loạn tuyến giáp và các loại viêm nhiễm vi khuẩn, nấm, vi rút, ký sinh trùng.

Một công dụng nữa của chùm ngây phải kể đến đó là làm giảm sưng viêm, tăng ham muốn tình dục (như một chất kích thích), ngừa thai, làm mạnh hệ miễn dịch, giúp mẹ lợi sửa. Nhiều người dùng chùm ngây như là một thực phẩm bổ sung hay bổ dưỡng.

Chùm ngây, thỉnh thoảng, còn được dùng trực tiếp lên da như một chất diệt khuẩn hay làm khô (làm se chân lông). Dùng dưới dạng thuốc đắp để điều trị áp xe, bệnh nấm chân, gàu, viêm nướu răng, bị rắn cắn, mục cóc và vết thương.

Người ta cũng sử dụng dầu chiết xuất từ hạt chùm ngây trong ngành thực phẩm, nước hoa, những sản phẩm chăm sóc tóc và thậm chí như một loại dầu máy.


Chùm ngây là một nguồn thực phẩm quan trọng ở một vài nơi trên thế giới. Bởi vì chúng có thể được trồng một cách dể dàng và với chi phí thấp, khi khô, lá chùm ngây vẫn còn giữ lại được rất nhiều vitamin và khoáng chất, tại Ấn độ và châu Phi, chùm ngây là một thành phần có trong những chương trình bổ sung chất dinh dưỡng, nhằm chống lại sự suy dinh dưỡng tại đây. Trái non được chế biến tương tự như đậu cô ve, còn khi trái chín, người ta tách lấy hạt và nấu nướng như các loại đậu hạt khác. Lá dùng để nấu canh hoặc xào như rau bina, hoặc trộn salad, và lá cũng có thể đem sấy khô và nghiền bột để dùng như một loại gia vị.

Hạt sau khi được trích xuất lấy dầu, còn lại bã, người ta sẽ dùng bã này làm phân bón, lọc nước giếng khoan hoặc tách muối ra khỏi nước biển.

Vậy cây chùm ngây bảo vệ sức khỏe của chúng ta như thế nào ?
Vì có chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất. Như là một chất chống oxy hóa, nên chùm ngây giúp bảo vệ tế bào khỏi những xâm hại.


Công dụng:  
Dùng qua đường tiêu hóa:
- Hen suyễn, trong một nghiên cứu đầu tiên, dùng 3gram chùm ngây ngày hai lần trong 3 tuần sẽ giảm các triệu chứng hen suyễn và những trận lên cơn hen ở người lớn.
- Lợi sửa bà mẹ cho con bú. Người ta cũng nhận thấy rằng dùng 250mg thực phẩm chức năng chùm ngây ngày 2 lần sau sinh làm tăng lượng sửa mẹ.
- Thiếu máu
- Viêm khớp
- Ung thư
- Táo bón
- Ngừa thai
- Tiểu đường
- Tiêu chảy
- Động kinh
- Đau bao tử (viêm dạ dày)
- Loét bao tử và ruột
- Đau đầu
- Tim mạch
- Cao huyết áp
- Sỏi thận
- Sưng viêm
- Rối loạn tuyến giáp
- Viêm nhiễm
- Như là một loại dinh dưỡng bổ sung
- Kích thích miễn dịch
- Tăng ham muốn tình dục
- Những bệnh khác

Dùng trực tiếp lên da
- Nấm chân
- Gàu
- Ké, mụn cóc
- Viêm da
- Rắn cắn
- Bệnh nướu răng
- Những bệnh khác
Tuy nhiên, người ta thấy vẫn cần có thêm nhiều bằng chứng về những công dụng nêu trên của chùm ngây.


Sử dụng an toàn và tác dụng phụ
Chùm ngây có thể an toàn khi dùng qua đường tiêu hóa một cách phù hợp. Lá, trái và hạt có thể được ăn một cách an toàn như thực phẩm. Tuy nhiên, điều quan trọng là nên tránh ăn rễ và những chiếc xuất từ rễ. Phần rễ này có thể chứa chất độc, nếu ăn vào có thể bị liệt và chết. Chùm ngây có thể được sử dụng an toàn ở liều lượng lên tới 6g một ngày và trong 3 tuần.


Hiện chưa có đủ thông tin để kết luận rằng liệu chùm ngây có an toàn khi được sử dụng với số lượng chửa bệnh.

Cảnh báo
Mang thai và cho con bú. Khi bạn đang mang thai, không nên dùng rễ, vỏ cây và hoa chùm ngây. Những hoá chất có trong rễ, vỏ cây và hoa có thể làm tử cung co thắt lại, từ đó có thể dẫn đến sẩy thai. Cũng chưa có đủ thông tin chứng tỏ việc sử dụng những phần khác của cây trong thời kỳ mang thai là an toàn. Nếu bạn đang mang bầu, tốt hơn hết là không nên dùng sản phẩm chùm ngây nào.

Chùm ngây cũng có khi được dùng để làm lợi sửa. Một số nghiên cứu đã thừa nhận điều này, tuy nhiên, vẫn chưa có đủ thông tin liệu nó có an toàn cho việc nuôi dưỡng trẻ sơ sinh hay không. Do đó, tốt nhất là nên tránh dùng chùm ngây khi bạn đang cho con bú.


Liều dùng
Liều dùng chùm ngây thích hợp phụ thuộc vào vài yếu tố như tuổi tác, sức khỏe của người dùng, và một số điều kiện khác. Hiện chưa có cơ sở khoa học để quyết định một liều dùng phù hợp đối với chùm ngây. Luôn nhớ rằng những sản phẩm từ thiên nhiên không phải lúc nào cũng an toàn và liều dùng là rất quan trọng. đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ hoặc các chuyên gia về sức khỏe trước khi sử dụng.

Nguồn