Saturday, December 13, 2014

Những bệnh mắt có liên quan đến lão hóa


Từ tuổi 40 trở đi, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy những thay đổi đối với thị lực của mình. Có thể bạn sẽ cần phải đeo kính khi nhìn gần, bạn gặp khó khăn hơn trong việc điều tiết mắt với ánh sáng hoặc phân biệt màu sắc. Những thay đổi này là bình thường, và là một phần của quá trình lão hóa. Nhưng nếu những bất tiện kể trên không thôi thì chưa thể ngăn bạn tận hưởng một cuộc sống năng động hay duy trì sự tự lập được. Thực ra, người ta vẫn có thể sống một cuộc đời sôi động ở những năm tháng vàng cuối đời mình mà không nhất thiết phải chịu cảnh mất thị lực nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi bạn già đi, bạn sẽ có nguy cơ bị những căn bệnh về mắt liên quan đến lão hóa cao hơn như : bệnh thoái hóa điểm vàng do lão hóa, bệnh đục thủy tinh thể mắt, bệnh mắt do tiểu đường, bệnh glaucoma (bệnh cườm nước), giảm thị lực và khô mắt.

Khám mắt giãn tròng toàn diện
Người từ 50 tuổi trở lên nên đến một chuyên khoa chăm sóc mắt để khám mắt giãn tròng toàn diện. Nhiều bệnh về mắt không có dấu hiệu hay triệu chứng nào cảnh báo cho ta biết trước, tuy nhiên, một xét nghiệm giãn tròng có thể phát hiện những bệnh mắt ở thời kỳ đầu, trước khi việc mất dần thị lực xảy ra. Việc phát hiện và điều trị sớm có thể giúp bảo vệ đôi mắt của bạn. Cho dù bạn chưa thấy dấu hiệu nào đáng lo ngại vể đôi mắt của mình, bạn cũng nên đến một bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám mắt giãn tròng. Ông ta sẽ cho bạn biết những yếu tố nguy cơ cụ thể nào đang tiềm ẩn trong đôi mắt của bạn.

Những bệnh liên quan đế lão hóa thường gặp :

Thoái hóa điểm vàng do lão hóa (AMD)
AMD là một căn bệnh về mắt liên quan đến tuổi già làm mất dần sự sắc nét và thị lực trung tâm. Thị lực trung tâm cần thiết cho ta nhìn rõ sự vật và thực hiện những hoạt động thường nhật như đọc sách hay lái xe.


Bệnh đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể tạo ra những vùng mờ đục trong thủy tinh thể của mắt, làm cho người bệnh nhìn thấy đục hoặc mờ, cảm giác màu sắc nhạt hơn và hay bị chói mắt.

Bệnh mắt do tiểu đường
Bệnh mắt do tiểu đường là một biến chứng của bệnh tiểu đường và là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa. Dạng phổ biến nhất là bệnh võng mạc do tiểu đường, xảy ra khi bệnh tiểu đường phá hủy những mạch máu nhỏ li ti bên trong võng mạc.


Glaucoma (Bệnh cườm nước)
Glaucoma (cườm nước) là một nhóm các bệnh gây tổn hại đến thần kinh thị giác của mắt dẫn đến mất thị lực và mù lòa. Bệnh này thường liên quan đến sự tăng nhãn áp của mắt và làm ảnh hưởng đến tầm nhìn ngoại biên.


Khô mắt
Khô mắt xảy ra khi mắt không sản sinh ra đủ nước mắt, hoặc khi chất lượng nước mắt không ổn định và bay hơi quá nhanh. Khô mắt khiến người ta gặp khó khăn hơn trong các hoạt động thường ngày, như sử dụng máy tính hoặc đọc sách lâu hơn bình thường.


Giảm thị lực 
Giảm thị lực có nghĩa là thậm chí khi đã đeo kính, kính sát tròng, uống thuốc và phẩu thuật rồi, người ta vẫn cảm thấy có vấn đề về thị lực trong cuộc sống hàng ngày. Những việc đơn giản như đọc mail, đi chợ, mấu ăn, xem tivi hoặc ghi chép thật sự là một thử thách đối với những người này. Tuy nhiên, nhiều người với thị lực kém đang dần lấy lại kiểm soát đối với đôi mắt của mình.

Wednesday, December 3, 2014

Nguyên nhân gây viêm khớp

Nguyên nhân nào gây viêm khớp
Về cơ bản thì bệnh viêm khớp có liên quan mật thiết đến việc lão hóa. Khi chúng ta già đi, phần nước có trong sụn tăng lên còn phần protein giúp cấu tạo nên sụn lại bị thoái hóa đi. Việc sử dụng khớp lặp đi lặp lại qua nhiều năm sẽ gây ra tổn thương cho sụn, điều này sẽ dẫn đến khớp bị đau và sưng. Và cuối cùng là sụn bị thoái hóa, chúng bị bong tróc hoặc hình thành những vết nứt nhỏ li ti. Ở mức độ nghiêm trọng, miếng đệm sụn nằm giữa hai đầu xương của khớp sẽ bị mất hoàn toàn. Việc mất đi miếng đệm sụn sẽ gây ra ma sát giữa hai xương, làm cho đau và giới hạn sự chuyển động của khớp. Việc sụn bị hư hại còn có thể kích thích mọc xương mới (gai) xung quanh khớp. Bệnh viêm khớp thỉnh thoảng cũng được phát hiện ở nhiều thành viên trong cùng một gia đình, khiến người ta nghĩ đến cơ sở di truyền gen đối với căn bệnh này. Một cách hiếm hoi, một vài trong số những ca bệnh viêm khớp di truyền là do sợ thiếu hụt collagen - là một thành phần quan trọng của sụn.


Viêm khớp thứ phát gây ra do một căn bệnh khác. Những bệnh có thể dẫn đến viêm khớp thứ phát bao gồm béo phì, chấn thương hoặc giải phẩu khớp lặp đi lặp lại, dị khớp bẩm sinh, bệnh gout, thấp khớp, tiểu đường và những bệnh về rối loạn hormon khác.

Một trong những thủ phạm gây viêm khớp là bệnh béo phì, trọng lượng quá tải của cơ thể làm tăng sức căng cơ học lên sụn. Sự thật, chỉ đứng sau lão hóa, béo phì là yếu tố nguy cơ nhất dẫn đến viêm khớp gối. Người ta tin rằng việc phát triển sớm của bệnh viêm khớp gối ở những vận động viên cử tạ một phần là do trọng lượng cơ thể lớn của họ. Những chấn thương mô khớp (dây chằng, xương và sụn) lặp đi lặp lại được cho là nguyên nhân gây ra viêm khớp gối sớm ở những cầu thủ đá banh. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đã cho thấy một phát hiện thú vị là những người chạy bộ đường dài lại không hề có nguy cơ bị viêm khớp.

Việc lắng đọng các tinh thể ở sụn có thể làm cho sụn bị thoái hóa và viêm khớp. Như ở trường hợp người bị bệnh gout, những tinh thể acid uric sẽ làm cho khớp bị viêm, còn đối với người bị bệnh giả gout, những tinh thể calcium pyrophosphate là nguyên nhân gảy viêm khớp.

Thấp khớp và các loại bệnh khớp dể viêm khác sẽ làm cho khớp bị hư hại và cuối cùng lả sụn bị thoái hóa và viêm khớp. 

Một số người sinh ra đã có khớp không bình thường (dị tật bẩm sinh) rất dể bị hao mòn, dẫn đến thoái hóa sớm và mất đi sụn khớp. Viêm khớp hông thường liên quan đến dạng dị tật của những khớp này, đã xuất hiện ngay từ lúc chào đời.

Các rối loạn hormone, chẳng hạn như tiểu đường và rối loạn hormone tăng trưởng, cũng đều liên quan đến hao mòn sụn sớm và viêm khớp thứ phát. 

Nguồn

Sunday, November 2, 2014

Tìm hiểu về Ebola qua hình ảnh

Ebola là gì ?
Ebola là một căn bệnh chết người gây ra bởi một con vi rút. Bốn trong số năm loài vi rút có thể gây bệnh cho người. Sau khi vào cơ thể, chúng tiêu diệt các tế bào, khiến cho một số tế bào tiêu tan. Chúng tàn phá hệ thống miễn dịch, gây ra chảy máu nghiêm trọng bên trong cơ thể, và hủy hoại hầu như mọi bộ phận cơ quan.
Con vi rút này thật đáng sợ, nhưng bạn chỉ có thể nhiểm vi rút khi tiếp xúc trực tiếp với chất dịch từ cơ thể của người bị nhiễm.


Bạn sẽ bị lây nhiểm Ebola nếu ...
Bạn sẽ bị lây nhiễm Ebola từ một người có mang vi rút này, và chỉ trong lúc người này có những triệu chứng. Người nhiễm bệnh truyền vi rút sang người khác thông qua chất dịch từ cơ thể họ. Máu, phân và những thứ nôn mửa là nguy cơ lây nhiễm cao nhất, nhưng tinh dịch, nước tiểu, mồ hôi, nước mắt và sửa mẹ cũng mang vi rút.
Để bị nhiễm Ebola, bạn phải bị dín những chất dịch này vào miệng, mủi, mắt, cơ quan sinh dục hoặc một vết thương trân da. Bạn cũng có thể bị nhiễm vi rút từ những vật có dín chất dịch như kim tiêm hay tấm đra trải giường.


Bạn sẽ không bị lây nhiễm Ebola nếu ...
Bạn không thể bị nhiễm Ebola từ những tiếp xúc thông thường như, ngồi cạnh một người bị nhiễm. Không khí, thức ăn và nước không mang vi rút. Tuy nhiên, hôn hay ăn chung uống chung với một người bị nhiễm vi rút Ebola có thể là một nguy cơ, vì bạn có thể bị dín nước bọt của người đó vào miệng mình.


Các triệu chứng là gì ?
Có thể mất từ 2 đến 21 ngày, nhưng thường thì từ 8 đến 10 ngày sau khi bị nhiễm, những dấu hiệu bị nhiễm vi rút Ebola sẽ xuất hiện. Đầu tiên, các triệu chứng có thể giống như bệnh cúm - sốt đột ngột, mệt mỏi, đau cơ, nhức đầu và đau họng.
Khi bệnh diễn tiến xấu hơn, nó sẽ gây ra ói mửa, tiêu chảy, da mẫn đỏ và thâm tím hoặc chảy máu mà không có vết thương, như từ mắt hay nướu răng.


Dịch Ebola xuất hiện ở đâu ?
Đã có 33 vùng dịch Ebola kể từ năm 1976, nhưng vùng dịch năm 2014 tại Tây Phi cho tới nay được xem là lớn nhất. Vi rút đã lảy nhiễm cho hàng ngàn người và giết hơn một nữa số họ. Vùng dịch bắt đầu từ Guinea và lan sang Sierra Leone, Liberia và Nigeria. Một người đàn ông đến Mỹ từ châu Phi đã chết vì Ebola hồi tháng 10. Một y tá người đã giúp chữa trị cho anh ta suy sụp vì Ebola.


Có vắcxin để ngừa Ebola không ?
Chưa có dược phẩm hay vắcxin được phê chuẩn nào dùng để điều trị hoặc ngăn ngừa Ebola. Các nhà khoa học đã thử ngiệm một số thuốc lên động vật và chúng dường như có kết quả tốt. Nhưng họ chưa biết liệu thuốc này ảnh hưởng thế nào lên con người. Các nhà nghiên cứu cũng đang tìm tòi 2 loại vắc xin mới có thể ngăn ngừa Ebola, tuy nhiên họ vẫn còn phải thử nghiệm chúng trên nhiều người nữa để đảm bảo chúng an toàn và hiệu quả.


Điều trị
Vì chưa có loại thuốc nào dùng để diệt vi rút, những nhóm chăm sóc sức khỏe sẽ điều trị các triệu chứng của người nhiễm và đưa ra những hướng dẫn chăm sóc hổ trợ như sau :
- Giữ cho người bệnh đừng bị mất nước bằng dịch truyền qua tĩnh mạch.
- Cung cấp oxy.
- Duy trì huyết áp họ ổn định.
- Điều trị những lây nhiễm nào khác nếu có.
Cơ may sống sót của người bệnh tùy thuộc vào khả năng chống chọi của hệ miễn dịch của anh ta. Người bệnh được tiếp cận chăm sóc y tế càng sớm, cơ hội hồi phục càng cao.


Sau khi hồi phục
Những người sống sót sau khi bị nhiễm Ebola sẽ có một protein, còn gọi là kháng thể, trong máu của họ có thể bảo vệ họ khỏi chủng vi rút tương tự trong khoảng 10 năm hoặc hơn. Nhưng không ai biết liệu họ có thể bị nhiễm bệnh từ con vi rút thuộc chủng khác hay không.
Trường hợp vi rút Ebola vẫn còn trong tinh dịch của người đàn ông tới 3 tháng sau khi anh ta hồi phục là hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra, vì vậy anh ta nên tránh quan hệ tình dục hoặc dùng bao cao su để tránh lây nhiễm cho người khác. Vi rút vẫn có thể tồn tại trong sửa mẹ đến 2 tuần sau khi người phụ nữ hồi phục, do đó cô ta không nên cho con bú vào giai đoạn này.


Tôi có thể phòng bệnh như thế nào ?
Cách tốt nhất để không bị nhiễm Ebola là tránh xa vùng dịch bệnh. Nhưng nếu chẳng may bạn đang ở trong vùng dịch thì hãy làm theo hướng dẫn sau:
- Tránh tiếp xúc với người bệnh, dịch cơ thể của họ, và những thi thể người chết vì Ebola.
- Tránh tiếp xúc với thú hoang như dơi, khỉ và thịt của chúng.
- Rửa tay thường xuyên.
Sau khi bạn rời khỏi vùng dịch, hãy theo dỏi những thay đổi sức khỏe từ cơ thể bạn trong vòng 21 ngày, và nếu cảm thấy có triệu chứng gì, ngay lập tức đến bệnh viện để được giúp đỡ.


Kiểm soát một vùng dịch
Những nhân viên y tế cộng đồng được đào tạo sẽ tìm ra những người có thể đã có tiếp xúc với một người bị nhiễm. Họ theo dỏi từng người trong số này trong vòng 21 ngày. Nếu ai có dấu hiệu nhiễm Ebola, nhóm y tế sẽ làm xét nghiệm, điều trị và cách ly người đó. Sau đó, nhóm cũng sẽ dò tìm đến những ai đã từng có tiếp xúc với người bệnh này. Mục tiêu là ngăn chặn không cho dịch Ebola lan rồng.