Saturday, December 13, 2014

Những bệnh mắt có liên quan đến lão hóa


Từ tuổi 40 trở đi, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy những thay đổi đối với thị lực của mình. Có thể bạn sẽ cần phải đeo kính khi nhìn gần, bạn gặp khó khăn hơn trong việc điều tiết mắt với ánh sáng hoặc phân biệt màu sắc. Những thay đổi này là bình thường, và là một phần của quá trình lão hóa. Nhưng nếu những bất tiện kể trên không thôi thì chưa thể ngăn bạn tận hưởng một cuộc sống năng động hay duy trì sự tự lập được. Thực ra, người ta vẫn có thể sống một cuộc đời sôi động ở những năm tháng vàng cuối đời mình mà không nhất thiết phải chịu cảnh mất thị lực nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi bạn già đi, bạn sẽ có nguy cơ bị những căn bệnh về mắt liên quan đến lão hóa cao hơn như : bệnh thoái hóa điểm vàng do lão hóa, bệnh đục thủy tinh thể mắt, bệnh mắt do tiểu đường, bệnh glaucoma (bệnh cườm nước), giảm thị lực và khô mắt.

Khám mắt giãn tròng toàn diện
Người từ 50 tuổi trở lên nên đến một chuyên khoa chăm sóc mắt để khám mắt giãn tròng toàn diện. Nhiều bệnh về mắt không có dấu hiệu hay triệu chứng nào cảnh báo cho ta biết trước, tuy nhiên, một xét nghiệm giãn tròng có thể phát hiện những bệnh mắt ở thời kỳ đầu, trước khi việc mất dần thị lực xảy ra. Việc phát hiện và điều trị sớm có thể giúp bảo vệ đôi mắt của bạn. Cho dù bạn chưa thấy dấu hiệu nào đáng lo ngại vể đôi mắt của mình, bạn cũng nên đến một bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám mắt giãn tròng. Ông ta sẽ cho bạn biết những yếu tố nguy cơ cụ thể nào đang tiềm ẩn trong đôi mắt của bạn.

Những bệnh liên quan đế lão hóa thường gặp :

Thoái hóa điểm vàng do lão hóa (AMD)
AMD là một căn bệnh về mắt liên quan đến tuổi già làm mất dần sự sắc nét và thị lực trung tâm. Thị lực trung tâm cần thiết cho ta nhìn rõ sự vật và thực hiện những hoạt động thường nhật như đọc sách hay lái xe.


Bệnh đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể tạo ra những vùng mờ đục trong thủy tinh thể của mắt, làm cho người bệnh nhìn thấy đục hoặc mờ, cảm giác màu sắc nhạt hơn và hay bị chói mắt.

Bệnh mắt do tiểu đường
Bệnh mắt do tiểu đường là một biến chứng của bệnh tiểu đường và là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa. Dạng phổ biến nhất là bệnh võng mạc do tiểu đường, xảy ra khi bệnh tiểu đường phá hủy những mạch máu nhỏ li ti bên trong võng mạc.


Glaucoma (Bệnh cườm nước)
Glaucoma (cườm nước) là một nhóm các bệnh gây tổn hại đến thần kinh thị giác của mắt dẫn đến mất thị lực và mù lòa. Bệnh này thường liên quan đến sự tăng nhãn áp của mắt và làm ảnh hưởng đến tầm nhìn ngoại biên.


Khô mắt
Khô mắt xảy ra khi mắt không sản sinh ra đủ nước mắt, hoặc khi chất lượng nước mắt không ổn định và bay hơi quá nhanh. Khô mắt khiến người ta gặp khó khăn hơn trong các hoạt động thường ngày, như sử dụng máy tính hoặc đọc sách lâu hơn bình thường.


Giảm thị lực 
Giảm thị lực có nghĩa là thậm chí khi đã đeo kính, kính sát tròng, uống thuốc và phẩu thuật rồi, người ta vẫn cảm thấy có vấn đề về thị lực trong cuộc sống hàng ngày. Những việc đơn giản như đọc mail, đi chợ, mấu ăn, xem tivi hoặc ghi chép thật sự là một thử thách đối với những người này. Tuy nhiên, nhiều người với thị lực kém đang dần lấy lại kiểm soát đối với đôi mắt của mình.

Wednesday, December 3, 2014

Nguyên nhân gây viêm khớp

Nguyên nhân nào gây viêm khớp
Về cơ bản thì bệnh viêm khớp có liên quan mật thiết đến việc lão hóa. Khi chúng ta già đi, phần nước có trong sụn tăng lên còn phần protein giúp cấu tạo nên sụn lại bị thoái hóa đi. Việc sử dụng khớp lặp đi lặp lại qua nhiều năm sẽ gây ra tổn thương cho sụn, điều này sẽ dẫn đến khớp bị đau và sưng. Và cuối cùng là sụn bị thoái hóa, chúng bị bong tróc hoặc hình thành những vết nứt nhỏ li ti. Ở mức độ nghiêm trọng, miếng đệm sụn nằm giữa hai đầu xương của khớp sẽ bị mất hoàn toàn. Việc mất đi miếng đệm sụn sẽ gây ra ma sát giữa hai xương, làm cho đau và giới hạn sự chuyển động của khớp. Việc sụn bị hư hại còn có thể kích thích mọc xương mới (gai) xung quanh khớp. Bệnh viêm khớp thỉnh thoảng cũng được phát hiện ở nhiều thành viên trong cùng một gia đình, khiến người ta nghĩ đến cơ sở di truyền gen đối với căn bệnh này. Một cách hiếm hoi, một vài trong số những ca bệnh viêm khớp di truyền là do sợ thiếu hụt collagen - là một thành phần quan trọng của sụn.


Viêm khớp thứ phát gây ra do một căn bệnh khác. Những bệnh có thể dẫn đến viêm khớp thứ phát bao gồm béo phì, chấn thương hoặc giải phẩu khớp lặp đi lặp lại, dị khớp bẩm sinh, bệnh gout, thấp khớp, tiểu đường và những bệnh về rối loạn hormon khác.

Một trong những thủ phạm gây viêm khớp là bệnh béo phì, trọng lượng quá tải của cơ thể làm tăng sức căng cơ học lên sụn. Sự thật, chỉ đứng sau lão hóa, béo phì là yếu tố nguy cơ nhất dẫn đến viêm khớp gối. Người ta tin rằng việc phát triển sớm của bệnh viêm khớp gối ở những vận động viên cử tạ một phần là do trọng lượng cơ thể lớn của họ. Những chấn thương mô khớp (dây chằng, xương và sụn) lặp đi lặp lại được cho là nguyên nhân gây ra viêm khớp gối sớm ở những cầu thủ đá banh. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đã cho thấy một phát hiện thú vị là những người chạy bộ đường dài lại không hề có nguy cơ bị viêm khớp.

Việc lắng đọng các tinh thể ở sụn có thể làm cho sụn bị thoái hóa và viêm khớp. Như ở trường hợp người bị bệnh gout, những tinh thể acid uric sẽ làm cho khớp bị viêm, còn đối với người bị bệnh giả gout, những tinh thể calcium pyrophosphate là nguyên nhân gảy viêm khớp.

Thấp khớp và các loại bệnh khớp dể viêm khác sẽ làm cho khớp bị hư hại và cuối cùng lả sụn bị thoái hóa và viêm khớp. 

Một số người sinh ra đã có khớp không bình thường (dị tật bẩm sinh) rất dể bị hao mòn, dẫn đến thoái hóa sớm và mất đi sụn khớp. Viêm khớp hông thường liên quan đến dạng dị tật của những khớp này, đã xuất hiện ngay từ lúc chào đời.

Các rối loạn hormone, chẳng hạn như tiểu đường và rối loạn hormone tăng trưởng, cũng đều liên quan đến hao mòn sụn sớm và viêm khớp thứ phát. 

Nguồn