Thành phần:
- 3 trái dưa chuột, cắt đôi theo chiều dọc, bỏ hột, xắt lát mỏng, gọt vỏ nếu thích.
- 3/4 cốc phô mai trắng feta ít béo, bẻ vụn hoặc thay thế bằng phô mai xanh (blue cheese).
- 1/2 cốc ôliu đen loại đóng hộp, để ráo nước.
- 3 cốc cà chua Roma thái hạt lựu, hoặc cà chua bi bổ đôi.
- 1/3 cốc cà chua khô (sun-dried) thái mỏng và dài, ngâm sơ dầu, để ráo (ngâm dầu để làm tăng hương vị).
- 2/3 cốc hành đỏ, băm nhỏ vừa.
Cách làm:
Bước 1
Cho tất cả những thành phần trên vào một tô lớn dùng để trộn salad, và trộn nhẹ tay.
Bước 2
Đậy nắp tô và để trong tủ lạnh cho đến khi đạt độ lạnh thích hợp, món salad Hy Lạp đã sẵn sàng phục vụ.
Nguồn
Bệnh Đau Lưng và những triệu chứng
Hầu hết mọi người đều từng trải qua những cơn đau lưng vài lần trong cuộc đời họ. Nguyên nhân gây ra đau lưng thì khá nhiều; một số tự gây ra do những thói quen xấu. Những nguyên nhân gây đau lưng khác bao gồm tai nạn, căng cơ, và chấn thương trong thể thao. Mặc dù bị đau lưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, hầu hết chúng đều có cùng một triệu chứng.
Những triệu chứng của đau lưng thường là:
- Đau dai dẳng, cứng đơ một chổ nào đó dọc theo sống lưng, từ đốt sống cổ đến xương cùng.
- Đau nhói xung quanh vùng cổ, lưng trên hoặc lưng dưới - đặc biệt là sau khi nâng vật nặng hay tham gia vào những hoạt động mất nhiều sức lực; (đau ở vùng lưng trên còn có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim hoặc một căn bệnh hiểm nghèo nào đó.)
- Những cơn đau mạn tính ở phần lưng giữa hoặc lưng dưới, thường xảy ra sau khi ngồi hoặc đứng lâu.
- Cơn đau lưng tỏa ra từ lưng dưới xuống mông, đùi sau, bắp chân và thậm chí xuống tới ngón chân.
- Không thể đứng thẳng lưng mà không đau, hoặc co thắt cơ ở vùng lưng dưới.
Hãy đi gặp bác sĩ chuyên trị đau lưng nếu:
- Bạn có cảm giác như bị kim châm, bị tê, yếu ở vùng háng, cánh tay hoặc chân; đây là dấu hiệu tủy sống đang bị tổn thương. Hãy đến bác sĩ ngay lập tức.
- Nếu cơn đau lưng lan rộng dọc theo lưng hướng xuống chân; có thể là triệu chứng của đau thần kinh tọa.
- Cơn đau tăng lên khi bạn ho hay gập người ra phía trước tại thắt lưng; khả năng là dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm.
- Cảm giác đau đi kèm với sốt hoặc nóng rát khi tiểu tiện, hoặc tiểu thường xuyên hay/và tiểu gấp. Có lẽ bạn đang bị nhiễm trùng.
- Bạn bắt đầu cảm thấy bị mất kiểm soát với ruột và bàng quang; hãy đến gặp bác sĩ ngay.
Ngoài ra, một số dấu hiệu khác cũng cho biết bạn đang bị đau lưng rất nghiêm trọng; bao gồm:
- Tiền sử ung thư.
- Giảm cân ngoài ý muốn.
- Bạn đang sử dụng steroid (những người tham gia môn thể hình) hoặc dược phẩm khác, và chúng làm yếu đi hệ miễn dịch của bạn.
- Có tiền sử bị chấn thương.
- Cơn đau ngày càng tồi tệ, thậm chí sau khi bạn nghỉ ngơi cũng không bớt đau.
- Cơn đau kéo dài hơn một tháng.
- Đau vào ban đêm.
- Không phản ứng với những liệu pháp điều trị đau lưng ban đầu.
- Có tiền sử tiêm chích ma túy.
Nguồn
Ngày Ung thư Trẻ em Thế giới được tổ chức vào ngày 15 tháng Hai hàng năm nhằm nâng cao sự quan tâm và thể hiện sự ủng hộ đối với trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh ung thư, những em được cứu sống và gia đình của các em.
Mỗi năm hơn 150.000 trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh ung thư - một căn bệnh không chừa một tôn giáo nào trên thế giới và tác động đến vô số gia đình và cộng đồng. Tuy nhiên, nếu được tiếp cận với y học tiên tiến, hơn 80% trẻ ung thư có thể được cứu, sống trọn đời khỏe mạnh. Buồn thay, đa số trẻ em ở những nước nghèo không thể tiếp cận được sự chăm sóc y tế đầy đủ, và hậu quả là, hơn 90% ca tử vong vì ung thư ở trẻ em xảy ra ở những quốc gia này.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi sự hưởng ứng của mọi người trên toàn cầu nhằm đem đến cho từng đứa trẻ những cơ hội tốt nhất để thoát khỏi lưởi hái tử thần ung thư - làm tăng mối quan tâm của xã hội, cải thiện cơ hội tiếp cận y tế, hiểu rõ hơn tại sao và khi nào trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh ung thư thông qua những điểm đăng ký bệnh ung thư, cung cấp những phương thuốc điều trị tốt nhất có thể, chăm sóc và hổ trợ tạm thời cho trẻ bệnh và gia đình chúng. WHO cũng đã mở rộng, thêm thuốc vào Danh mục Thuốc Thiết yếu (WHO Model Lists of Essential Medicines) để điều trị cho trẻ em và người lớn bị ung thư.
Điều này sẽ giúp thúc đẩy việc tiếp cận các phương thuốc điều trị ung thư chi phí thấp, hiệu quả cao. WHO cũng cung cấp tài liệu hướng dẫn các phương thuốc điều trị những cơn đau mạn tính ở trẻ em bị ung thư (WHO guidelines on the pharmacological treatment of persisting pain in children with medical illnesses). Sáng kiến trên sẽ đặt nền tảng cho những hành động mở rộng của các bên liên quan.
Nhân Ngày Ung thư Trẻ em Thế giới, chúng ta ghi nhận đóng góp của những người ủng hộ trên khắp thế giới và kêu gọi việc tái hợp tác trên toàn cầu nhằm cứu giúp tất cả trẻ em ung thư.
Nguồn