Saturday, September 19, 2015

Ngăn chặn tự tử tại những vùng nông thôn Ấn Độ bằng cách giới hạn tiếp cận với thuốc trừ sâu

Tháng 9 - 2015
 

Lập Trung tâm lưu trữ thuốc trừ sâu nhằm giảm tỉ lệ tự tử

Uống thuốc trừ sâu là một trong những phương cách tự tử phổ biến nhất trên toàn thế giới. Việc sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu trong nông nghiệp ở Ấn Độ đã dẫn đến tỷ lệ tự tử cao một cách nghiêm trọng tại những vùng nông thôn của nước này. WHO đang nghiên cứu xem liệu việc giới hạn tiếp cận với thuốc trừ sâu - bằng cách xây dựng những Trung tâm lưu trữ thuốc trừ sâu cách xa khu dân cư - có thể giúp làm giảm tỷ lệ tự tử tại vùng Nam Ấn này hay không.


Trong 10 ca tự tử tại Ấn Độ thì có đến 4 ca là tự đầu độc bằng thuốc trừ sâu.

WHO ước tính Ấn Độ là quốc gia có số ca tự tử nhiều nhất trên thế giới mỗi năm. Đất nước này có khu vực nông nghiệp khá lớn, nhưng, như những quốc gia có thu nhập vừa và thấp khác, tại Ấn Độ, việc trồng trọt chủ yếu quy mô nhỏ. Điều này dẫn đến việc các bác nông dân Ấn lưu trữ thuốc trừ sâu sao cho dễ dàng tiếp cận, và họ cất chúng ngay trong gia đình mình. Việc đưa thuốc trừ sâu vào cơ thể là một trong những cách tự tử phổ biến nhất trên thế giới.



Tỷ lệ tự tử tại Tamilnadu cao hơn mức trung bình của thế giới

WHO thực hiện một nghiên cứu tại 2 làng Kandamangalam và Kurungudi tại bang Tamilnadu, cách thành phố Chennai khoảng 5 giờ. Tại đây, nguồn thu chính của dân làng là từ việc trồng các loại hoa như hoa nhài và hoa hỏa hoàng (firecracker). Vì đây là những loài cây dễ nhiễm sâu bệnh, nên nông dân phun thuốc trừ sâu cho cánh đồng mỗi 2 tuần. Năm 2012, tỷ lệ tử vong do tự tử tại Tamilnadu là 24,9 trên 100.000, cao hơn đáng kể tỷ lệ trung bình trên toàn thế giới cùng năm ước tính là 11,4 trên 100.000.





Thảo luận nhóm để tìm hiểu nguyên nhân tự tử trong cộng đồng

Các nhà nghiên cứu của WHO đã tổ chức những nhóm thảo luận tập trung với dân làng để tìm ra nguyên nhân của những vụ tự tử. Những người tham gia nhóm cho rằng, những vụ tự tử trong làng của họ đa số xuất phát từ sự bốc đồng nổi lên sau các xung đột trong gia đình."Khi một người phụ nữ chịu không nỗi những lời xúc phạm từ người chồng, cô ta sẽ tự kết liểu đời mình, tất cả là do tranh cãi" một phụ nữ cho biết. Sundari, một nữ già làng kể với những nhà nghiên cứu:"Tôi đã sống ở làng này 35 năm, tự tử bằng thuốc trừ sâu rất phổ biến ở làng chúng tôi. Chồng và con trai tôi cũng đã tự tử bằng cách uống thuốc trừ sâu trước khi những Trung tâm lưu trữ thuốc trừ sâu được lập ra ở làng."
 


Một Trung tâm lưu trữ thuốc trừ sâu giúp nông dân cất giữ thuốc trừ sâu của họ một cách an toàn

Nghiên cứu trên cũng bao gồm việc xây dựng một Trung tâm lưu trữ thuốc trừ sâu tại mỗi làng. Mỗi gia đình được cung cấp một ngăn bằng gỗ để chứa thuốc trừ sâu. Nông dân được phép tiếp cận ngăn tủ của gia đình mình từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối. Hai người dân địa phương được giao bảo vệ Trung tâm và duy trì việc đăng ký và ghi chép khi có người đến lấy thuốc.
 


Hạn chế tiếp cận thuốc trừ sâu giúp ngăn chặn nạn tự tử

Cộng đồng địa phương đa số ủng hộ những Trung tâm lưu trữ này. Một người tham gia  nhóm thảo luận cho biết: "Cách đây 2 tháng, sau khi đi nhậu về, tôi và vợ xãy ra cãi vả, lúc đó tôi vô cùng tức giận và chỉ muốn kết liễu cuộc đời mình. Tôi lập tức đi tìm thuốc trừ sâu, nhưng sau một lúc, vợ tôi nhắc rằng tôi không thể tìm thấy thứ thuốc nguy hiểm đó ở nhà, tất cả đã được lưu trữ tại Trung tâm rồi. Tôi còn sống ngày hôm nay là nhờ Trung tâm lưu trữ thuốc trừ sâu đó".


Số ca tử vong do thuốc trừ sâu đã giảm

Một năm sau khi hệ thống các Trung tâm lưu trữ thuốc trừ sâu đi vào hoạt động, tổng số ca tử vong do tự tử và có ý muốn tự tử ở cả hai làng trên đã giảm từ 33 xuống còn 5.


Mở rộng dự án

Sự ủng hộ của người dân trong cộng ̣đồng đóng vai trò quyết định cho sự thành công của dự án. Lảnh đạo mỗi làng sẽ chịu trách nhiệm tìm nơi để đặt Trung tâm, cũng như giám sát việc xây dựng và quản lý Trung tâm. Những buổi tuyên truyền được tổ chức trong làng để thông báo sự hình thành của Trung tâm và nâng cao nhận thức cũng như nhiệt huyết giúp dự án lan tỏa nhanh. Người dân ở những vùng lân cận thậm chí đã đến gặp các nhà nghiên cứu để hỏi xem khi nào thì một Trung tâm như vậy được xây dựng tại làng họ. Các cuộc bàn thảo đang được tiến hành với chính quyền địa phương nhằm mở rộng dự án.

Nguồn

Wednesday, September 2, 2015

Những triệu chứng của bệnh tiểu đường

Hãy tìm hiểu những triệu chứng của bệnh tiểu đường. Nếu bạn nhận thấy có những dấu hiệu như dưới đây, hãy đến ngay bác sĩ để được kiểm tra lượng đường trong máu.

Khát nước và đi tiểu nhiều hơn


Khi lượng đường trong máu tăng, thận phải làm việc nhiều hơn để lọc chúng ra khỏi máu. Nhưng khi có quá nhiều glucose trong máu, thì thận sẽ không thể lọc kịp nữa. Từ đó, lượng đường dôi ra sẽ được thải vào nước tiểu cùng những chất lỏng từ cơ thể, gây ra việc đi tiểu nhiều hơn, vì cơ thể cần tống lượng đường dư đó ra ngoài. Cuối cùng là cơ thể bạn sẽ bị thiếu nước thường xuyên và nhu cầu uống nước sẽ tăng lên.

Tăng cảm giác đói bụng


Cơ thể chúng ta cần insulin để chuyển đường vào tế bào. Khi bạn bị thiếu insulin, hoặc bị kháng insulin, cơ thể bạn không thể chuyển đường vào tế bào. Tế bào cần được tiếp tế đường để duy trì năng lượng cho cơ thể. Và bởi vì cơ thể bạn không giữ được đường, nên nó không có đủ năng lượng cần thiết. Điều này đồng nghĩa với việc cảm giác đói tăng lên khi cơ thể đòi nạp thêm calory để duy trì năng lượng.

Suy nhược và mệt mỏi


Song song với việc mau đói hơn, thì suy nhược và mệt mỏi là hệ quả tất yếu của tình trạng cơ thể mất khả năng sử dụng năng lượng (đường). Do không thể chuyển hoá đường vào tế bào, nên cơ thể không có đủ năng lượng để các cơ quan chức năng hoạt động một cách tối ưu nhất, dẫn đến cơ thể bị yếu đi hoặc mất tập trung v..v...

Giảm cân ngoài ý muốn


Khi bạn ăn vào, điều gì sẽ xảy ra khi lượng đường dư bị thải ra hết ra ngoài ? Cơ thể không có khả năng giữ lại lượng đường dư đó để sử dụng sau này. Đường bị thải hết ra ngoài qua nước tiểu và lượng calory dành cho tế bào bị giảm đi. Rốt cuộc là bạn sẽ bị giảm cân vì bạn không thể bù lại đủ lượng calory đã mất.

Cảm giác tê ngứa


Còn được gọi là thần kinh tiểu đường, là việc dây thần kinh bị tổn thương xãy ra do những biến chứng khi nồng độ đường máu lên cao. Khi nồng độ đường máu quá cao, nó sẽ cản trở việc truyền tín hiệu của các dây thần kinh. Ngoài ra, thành mạch máu nhỏ cũng sẽ bị yếu đi, làm giảm lượng máu tới dây thần kinh. Điều này thường xãy ra ở những điểm xa nhất, như chân; tay.

Mắt bị mờ đi


Một cơ quan khác cũng cực kỳ nhạy cảm đối với những tác hại do đường máu cao đó chính là mắt. Thấu kính của mắt có thể bị sưng và biến dạng làm cho mắt đột nhiên bị mờ.

Những vết thương lâu lành hơn


Theo một nghiên cứu của trường đại học Warwick, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những cơ quan thụ cảm có nhiệm vụ nhận biết viêm nhiễm trở nên "mù" khi đường máu lên cao. Đường máu cao cản trở quy trình hoạt động của hệ miễn dịch một cách nghiêm trọng. Nó cũng làm chậm lại công việc của những tế bào máu trắng và những tiến trình hàn gắn vết thương thông thường.

Thường xuyên nhiễm trùng


Tương tự như việc vết thương lâu lành, thường xuyên nhiễm trùng là một triệu chứng khác, xãy ra khi lượng đường máu lên cao. Khi phản ứng miễn dịch của cơ thể bị chậm lại, khả năng bạn bị viêm nhiễm sẽ tăng lên, và việc viêm nhiễm sẽ tồi tệ hơn thậm chí đối với người có lượng đường máu bình thường và ổn định.

Da khô, ngứa hoặc xếp vảy như đồi mồi


Cơ thể chúng ta được tạo thành từ 50% đến 78% là nước. Chúng ta bài tiết và uống nước liên tục, nếu chúng ta uống không đủ nước, cơ thể sẽ trở nên khô hạn, kể cả làn da. Khô, ngứa và vảy đồi mồi là một triệu chứng thường thấy ở bệnh tiểu đường khi thận bài tiết nước ra khỏi mô tế bào của chúng ta nhiều hơn.

Dể cáu kỉnh


Bạn đã bao giờ rơi vào trạng thái kiệt quệ sức lực và đói chưa ? Bạn có công nhận là lúc đó bạn cảm giác rất khó chịu không. Hãy thử tưởng tượng, bạn ăn vào, rồi năng lượng đó đáng lẽ được lưu giữ lại trong tế bào để giúp bạn mạnh khỏe, nay lại bị tống hết ra ngoài. Kết quả là bạn có cảm giác thật tệ và luôn cáu kỉnh, vì bị thiếu hụt năng lượng thường xuyên.