Wednesday, September 2, 2015

Những triệu chứng của bệnh tiểu đường

Hãy tìm hiểu những triệu chứng của bệnh tiểu đường. Nếu bạn nhận thấy có những dấu hiệu như dưới đây, hãy đến ngay bác sĩ để được kiểm tra lượng đường trong máu.

Khát nước và đi tiểu nhiều hơn


Khi lượng đường trong máu tăng, thận phải làm việc nhiều hơn để lọc chúng ra khỏi máu. Nhưng khi có quá nhiều glucose trong máu, thì thận sẽ không thể lọc kịp nữa. Từ đó, lượng đường dôi ra sẽ được thải vào nước tiểu cùng những chất lỏng từ cơ thể, gây ra việc đi tiểu nhiều hơn, vì cơ thể cần tống lượng đường dư đó ra ngoài. Cuối cùng là cơ thể bạn sẽ bị thiếu nước thường xuyên và nhu cầu uống nước sẽ tăng lên.

Tăng cảm giác đói bụng


Cơ thể chúng ta cần insulin để chuyển đường vào tế bào. Khi bạn bị thiếu insulin, hoặc bị kháng insulin, cơ thể bạn không thể chuyển đường vào tế bào. Tế bào cần được tiếp tế đường để duy trì năng lượng cho cơ thể. Và bởi vì cơ thể bạn không giữ được đường, nên nó không có đủ năng lượng cần thiết. Điều này đồng nghĩa với việc cảm giác đói tăng lên khi cơ thể đòi nạp thêm calory để duy trì năng lượng.

Suy nhược và mệt mỏi


Song song với việc mau đói hơn, thì suy nhược và mệt mỏi là hệ quả tất yếu của tình trạng cơ thể mất khả năng sử dụng năng lượng (đường). Do không thể chuyển hoá đường vào tế bào, nên cơ thể không có đủ năng lượng để các cơ quan chức năng hoạt động một cách tối ưu nhất, dẫn đến cơ thể bị yếu đi hoặc mất tập trung v..v...

Giảm cân ngoài ý muốn


Khi bạn ăn vào, điều gì sẽ xảy ra khi lượng đường dư bị thải ra hết ra ngoài ? Cơ thể không có khả năng giữ lại lượng đường dư đó để sử dụng sau này. Đường bị thải hết ra ngoài qua nước tiểu và lượng calory dành cho tế bào bị giảm đi. Rốt cuộc là bạn sẽ bị giảm cân vì bạn không thể bù lại đủ lượng calory đã mất.

Cảm giác tê ngứa


Còn được gọi là thần kinh tiểu đường, là việc dây thần kinh bị tổn thương xãy ra do những biến chứng khi nồng độ đường máu lên cao. Khi nồng độ đường máu quá cao, nó sẽ cản trở việc truyền tín hiệu của các dây thần kinh. Ngoài ra, thành mạch máu nhỏ cũng sẽ bị yếu đi, làm giảm lượng máu tới dây thần kinh. Điều này thường xãy ra ở những điểm xa nhất, như chân; tay.

Mắt bị mờ đi


Một cơ quan khác cũng cực kỳ nhạy cảm đối với những tác hại do đường máu cao đó chính là mắt. Thấu kính của mắt có thể bị sưng và biến dạng làm cho mắt đột nhiên bị mờ.

Những vết thương lâu lành hơn


Theo một nghiên cứu của trường đại học Warwick, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những cơ quan thụ cảm có nhiệm vụ nhận biết viêm nhiễm trở nên "mù" khi đường máu lên cao. Đường máu cao cản trở quy trình hoạt động của hệ miễn dịch một cách nghiêm trọng. Nó cũng làm chậm lại công việc của những tế bào máu trắng và những tiến trình hàn gắn vết thương thông thường.

Thường xuyên nhiễm trùng


Tương tự như việc vết thương lâu lành, thường xuyên nhiễm trùng là một triệu chứng khác, xãy ra khi lượng đường máu lên cao. Khi phản ứng miễn dịch của cơ thể bị chậm lại, khả năng bạn bị viêm nhiễm sẽ tăng lên, và việc viêm nhiễm sẽ tồi tệ hơn thậm chí đối với người có lượng đường máu bình thường và ổn định.

Da khô, ngứa hoặc xếp vảy như đồi mồi


Cơ thể chúng ta được tạo thành từ 50% đến 78% là nước. Chúng ta bài tiết và uống nước liên tục, nếu chúng ta uống không đủ nước, cơ thể sẽ trở nên khô hạn, kể cả làn da. Khô, ngứa và vảy đồi mồi là một triệu chứng thường thấy ở bệnh tiểu đường khi thận bài tiết nước ra khỏi mô tế bào của chúng ta nhiều hơn.

Dể cáu kỉnh


Bạn đã bao giờ rơi vào trạng thái kiệt quệ sức lực và đói chưa ? Bạn có công nhận là lúc đó bạn cảm giác rất khó chịu không. Hãy thử tưởng tượng, bạn ăn vào, rồi năng lượng đó đáng lẽ được lưu giữ lại trong tế bào để giúp bạn mạnh khỏe, nay lại bị tống hết ra ngoài. Kết quả là bạn có cảm giác thật tệ và luôn cáu kỉnh, vì bị thiếu hụt năng lượng thường xuyên.

No comments:

Post a Comment