Tháng 9 - 2015
Lập Trung tâm lưu trữ thuốc trừ sâu nhằm giảm tỉ lệ tự tử
Uống thuốc trừ sâu là một trong những phương cách tự tử phổ biến nhất trên toàn thế giới. Việc sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu trong nông nghiệp ở Ấn Độ đã dẫn đến tỷ lệ tự tử cao một cách nghiêm trọng tại những vùng nông thôn của nước này. WHO đang nghiên cứu xem liệu việc giới hạn tiếp cận với thuốc trừ sâu - bằng cách xây dựng những Trung tâm lưu trữ thuốc trừ sâu cách xa khu dân cư - có thể giúp làm giảm tỷ lệ tự tử tại vùng Nam Ấn này hay không.
Trong 10 ca tự tử tại Ấn Độ thì có đến 4 ca là tự đầu độc bằng thuốc trừ sâu.
WHO ước tính Ấn Độ là quốc gia có số ca tự tử nhiều nhất trên thế giới mỗi năm. Đất nước này có khu vực nông nghiệp khá lớn, nhưng, như những quốc gia có thu nhập vừa và thấp khác, tại Ấn Độ, việc trồng trọt chủ yếu quy mô nhỏ. Điều này dẫn đến việc các bác nông dân Ấn lưu trữ thuốc trừ sâu sao cho dễ dàng tiếp cận, và họ cất chúng ngay trong gia đình mình. Việc đưa thuốc trừ sâu vào cơ thể là một trong những cách tự tử phổ biến nhất trên thế giới.
Tỷ lệ tự tử tại Tamilnadu cao hơn mức trung bình của thế giới
WHO thực hiện một nghiên cứu tại 2 làng Kandamangalam và Kurungudi tại bang Tamilnadu, cách thành phố Chennai khoảng 5 giờ. Tại đây, nguồn thu chính của dân làng là từ việc trồng các loại hoa như hoa nhài và hoa hỏa hoàng (firecracker). Vì đây là những loài cây dễ nhiễm sâu bệnh, nên nông dân phun thuốc trừ sâu cho cánh đồng mỗi 2 tuần. Năm 2012, tỷ lệ tử vong do tự tử tại Tamilnadu là 24,9 trên 100.000, cao hơn đáng kể tỷ lệ trung bình trên toàn thế giới cùng năm ước tính là 11,4 trên 100.000.
Thảo luận nhóm để tìm hiểu nguyên nhân tự tử trong cộng đồng
Các nhà nghiên cứu của WHO đã tổ chức những nhóm thảo luận tập trung với dân làng để tìm ra nguyên nhân của những vụ tự tử. Những người tham gia nhóm cho rằng, những vụ tự tử trong làng của họ đa số xuất phát từ sự bốc đồng nổi lên sau các xung đột trong gia đình."Khi một người phụ nữ chịu không nỗi những lời xúc phạm từ người chồng, cô ta sẽ tự kết liểu đời mình, tất cả là do tranh cãi" một phụ nữ cho biết. Sundari, một nữ già làng kể với những nhà nghiên cứu:"Tôi đã sống ở làng này 35 năm, tự tử bằng thuốc trừ sâu rất phổ biến ở làng chúng tôi. Chồng và con trai tôi cũng đã tự tử bằng cách uống thuốc trừ sâu trước khi những Trung tâm lưu trữ thuốc trừ sâu được lập ra ở làng."
Một Trung tâm lưu trữ thuốc trừ sâu giúp nông dân cất giữ thuốc trừ sâu của họ một cách an toàn
Nghiên cứu trên cũng bao gồm việc xây dựng một Trung tâm lưu trữ thuốc trừ sâu tại mỗi làng. Mỗi gia đình được cung cấp một ngăn bằng gỗ để chứa thuốc trừ sâu. Nông dân được phép tiếp cận ngăn tủ của gia đình mình từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối. Hai người dân địa phương được giao bảo vệ Trung tâm và duy trì việc đăng ký và ghi chép khi có người đến lấy thuốc.
Hạn chế tiếp cận thuốc trừ sâu giúp ngăn chặn nạn tự tử
Cộng đồng địa phương đa số ủng hộ những Trung tâm lưu trữ này. Một người tham gia nhóm thảo luận cho biết: "Cách đây 2 tháng, sau khi đi nhậu về, tôi và vợ xãy ra cãi vả, lúc đó tôi vô cùng tức giận và chỉ muốn kết liễu cuộc đời mình. Tôi lập tức đi tìm thuốc trừ sâu, nhưng sau một lúc, vợ tôi nhắc rằng tôi không thể tìm thấy thứ thuốc nguy hiểm đó ở nhà, tất cả đã được lưu trữ tại Trung tâm rồi. Tôi còn sống ngày hôm nay là nhờ Trung tâm lưu trữ thuốc trừ sâu đó".
Số ca tử vong do thuốc trừ sâu đã giảm
Một năm sau khi hệ thống các Trung tâm lưu trữ thuốc trừ sâu đi vào hoạt động, tổng số ca tử vong do tự tử và có ý muốn tự tử ở cả hai làng trên đã giảm từ 33 xuống còn 5.
Mở rộng dự án
Sự ủng hộ của người dân trong cộng ̣đồng đóng vai trò quyết định cho sự thành công của dự án. Lảnh đạo mỗi làng sẽ chịu trách nhiệm tìm nơi để đặt Trung tâm, cũng như giám sát việc xây dựng và quản lý Trung tâm. Những buổi tuyên truyền được tổ chức trong làng để thông báo sự hình thành của Trung tâm và nâng cao nhận thức cũng như nhiệt huyết giúp dự án lan tỏa nhanh. Người dân ở những vùng lân cận thậm chí đã đến gặp các nhà nghiên cứu để hỏi xem khi nào thì một Trung tâm như vậy được xây dựng tại làng họ. Các cuộc bàn thảo đang được tiến hành với chính quyền địa phương nhằm mở rộng dự án.
Nguồn
Lập Trung tâm lưu trữ thuốc trừ sâu nhằm giảm tỉ lệ tự tử
Uống thuốc trừ sâu là một trong những phương cách tự tử phổ biến nhất trên toàn thế giới. Việc sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu trong nông nghiệp ở Ấn Độ đã dẫn đến tỷ lệ tự tử cao một cách nghiêm trọng tại những vùng nông thôn của nước này. WHO đang nghiên cứu xem liệu việc giới hạn tiếp cận với thuốc trừ sâu - bằng cách xây dựng những Trung tâm lưu trữ thuốc trừ sâu cách xa khu dân cư - có thể giúp làm giảm tỷ lệ tự tử tại vùng Nam Ấn này hay không.
Trong 10 ca tự tử tại Ấn Độ thì có đến 4 ca là tự đầu độc bằng thuốc trừ sâu.
WHO ước tính Ấn Độ là quốc gia có số ca tự tử nhiều nhất trên thế giới mỗi năm. Đất nước này có khu vực nông nghiệp khá lớn, nhưng, như những quốc gia có thu nhập vừa và thấp khác, tại Ấn Độ, việc trồng trọt chủ yếu quy mô nhỏ. Điều này dẫn đến việc các bác nông dân Ấn lưu trữ thuốc trừ sâu sao cho dễ dàng tiếp cận, và họ cất chúng ngay trong gia đình mình. Việc đưa thuốc trừ sâu vào cơ thể là một trong những cách tự tử phổ biến nhất trên thế giới.
Tỷ lệ tự tử tại Tamilnadu cao hơn mức trung bình của thế giới
WHO thực hiện một nghiên cứu tại 2 làng Kandamangalam và Kurungudi tại bang Tamilnadu, cách thành phố Chennai khoảng 5 giờ. Tại đây, nguồn thu chính của dân làng là từ việc trồng các loại hoa như hoa nhài và hoa hỏa hoàng (firecracker). Vì đây là những loài cây dễ nhiễm sâu bệnh, nên nông dân phun thuốc trừ sâu cho cánh đồng mỗi 2 tuần. Năm 2012, tỷ lệ tử vong do tự tử tại Tamilnadu là 24,9 trên 100.000, cao hơn đáng kể tỷ lệ trung bình trên toàn thế giới cùng năm ước tính là 11,4 trên 100.000.
Thảo luận nhóm để tìm hiểu nguyên nhân tự tử trong cộng đồng
Các nhà nghiên cứu của WHO đã tổ chức những nhóm thảo luận tập trung với dân làng để tìm ra nguyên nhân của những vụ tự tử. Những người tham gia nhóm cho rằng, những vụ tự tử trong làng của họ đa số xuất phát từ sự bốc đồng nổi lên sau các xung đột trong gia đình."Khi một người phụ nữ chịu không nỗi những lời xúc phạm từ người chồng, cô ta sẽ tự kết liểu đời mình, tất cả là do tranh cãi" một phụ nữ cho biết. Sundari, một nữ già làng kể với những nhà nghiên cứu:"Tôi đã sống ở làng này 35 năm, tự tử bằng thuốc trừ sâu rất phổ biến ở làng chúng tôi. Chồng và con trai tôi cũng đã tự tử bằng cách uống thuốc trừ sâu trước khi những Trung tâm lưu trữ thuốc trừ sâu được lập ra ở làng."
Một Trung tâm lưu trữ thuốc trừ sâu giúp nông dân cất giữ thuốc trừ sâu của họ một cách an toàn
Nghiên cứu trên cũng bao gồm việc xây dựng một Trung tâm lưu trữ thuốc trừ sâu tại mỗi làng. Mỗi gia đình được cung cấp một ngăn bằng gỗ để chứa thuốc trừ sâu. Nông dân được phép tiếp cận ngăn tủ của gia đình mình từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối. Hai người dân địa phương được giao bảo vệ Trung tâm và duy trì việc đăng ký và ghi chép khi có người đến lấy thuốc.
Hạn chế tiếp cận thuốc trừ sâu giúp ngăn chặn nạn tự tử
Cộng đồng địa phương đa số ủng hộ những Trung tâm lưu trữ này. Một người tham gia nhóm thảo luận cho biết: "Cách đây 2 tháng, sau khi đi nhậu về, tôi và vợ xãy ra cãi vả, lúc đó tôi vô cùng tức giận và chỉ muốn kết liễu cuộc đời mình. Tôi lập tức đi tìm thuốc trừ sâu, nhưng sau một lúc, vợ tôi nhắc rằng tôi không thể tìm thấy thứ thuốc nguy hiểm đó ở nhà, tất cả đã được lưu trữ tại Trung tâm rồi. Tôi còn sống ngày hôm nay là nhờ Trung tâm lưu trữ thuốc trừ sâu đó".
Số ca tử vong do thuốc trừ sâu đã giảm
Một năm sau khi hệ thống các Trung tâm lưu trữ thuốc trừ sâu đi vào hoạt động, tổng số ca tử vong do tự tử và có ý muốn tự tử ở cả hai làng trên đã giảm từ 33 xuống còn 5.
Mở rộng dự án
Sự ủng hộ của người dân trong cộng ̣đồng đóng vai trò quyết định cho sự thành công của dự án. Lảnh đạo mỗi làng sẽ chịu trách nhiệm tìm nơi để đặt Trung tâm, cũng như giám sát việc xây dựng và quản lý Trung tâm. Những buổi tuyên truyền được tổ chức trong làng để thông báo sự hình thành của Trung tâm và nâng cao nhận thức cũng như nhiệt huyết giúp dự án lan tỏa nhanh. Người dân ở những vùng lân cận thậm chí đã đến gặp các nhà nghiên cứu để hỏi xem khi nào thì một Trung tâm như vậy được xây dựng tại làng họ. Các cuộc bàn thảo đang được tiến hành với chính quyền địa phương nhằm mở rộng dự án.
Nguồn
No comments:
Post a Comment