Tuesday, February 7, 2017

Răng có thể tự hồi phục mà không cần trám


Những thí nghiệm trên động vật cho thấy răng sâu có thể được kích thích để tự điều trị cho nó.

Steven Reinberg

Thứ Hai, 9 tháng 1/2017 - Theo một báo cáo mới đây thì răng có thể tự chửa lành những lổ sâu bằng cách sử dụng những tế bào gốc của chính nó, và trong tương lai người ta có lẽ không còn cần đến trám răng nữa.

Mặc dù vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm, phương pháp mới này được thí nghiệm trên chuột cho thấy một dược chất có tên gọi Tideglusib có thể kích thích răng sâu tự chửa bệnh cho chính nó.

"Răng có một khả năng tự hồi phục bằng cách kích hoạt những tế bào gốc của chính chúng, nhưng khả năng này khá yếu", trưởng nhóm nghiên cứu Paul Sharpe nói.

Giáo sư Paul Sharpe, thuộc chuyên khoa sinh học răng hàm mặt tại Viện Răng King's College Luân Đôn - Anh quốc, cho biết "Tuy nhiên, khả năng tự hồi phục một cách tự nhiên này sẽ được làm mạnh lên đáng kể bằng cách sử dụng Tideglusib."

"Phục hồi răng bằng những vật chất tự nhiên của chính nó có nghĩa là toàn bộ sức sống và cấu trúc của răng sẽ được bảo trì theo cách tốt nhất".

"Một kỷ nguyên mới trong lãnh vực nha khoa tái tạo đang đến, với những phương cách điều trị răng mới dựa trên những nghiên cứu về sinh lý học của răng".

Bác sĩ Giáo sư nha khoa Ronald Burakoff tại Đại học North Shore, Trung tâm Y khoa Do thái Manhasset và Long Island, New Hyde Park, New York, cũng đồng ý với Sharpe khi đưa ra nhận xét: "Đây là một phần của một lãnh vực mới được gọi là nội nha tái tạo trong điều trị nha khoa".

Burakoff cho rằng những cách tiếp cận tế bào gốc như của Giáo sư Sharpe là những kỷ thuật tiên tiến nhất hiện nay đang được nghiên cứu để điều trị tủy răng. Những tế bào gốc có thể đảm nhận công việc của những tế bào chuyên biệt.

Phần nội tủy mềm có chứa các mạch máu và dây thần kinh của răng, và khi răng bị sâu thì tủy cũng có thể bị tiêu diệt. Khi tủy bị tấn công, thường thì bệnh nhân phải chịu điều trị lấy tủy, hủy những dây thần kinh hoặc có thể mất răng.

Cả hai Burakoff và Sharpe đều cho rằng, nhờ có tiến bộ của khoa học, những cách điều trị không mong muốn như trên có thể sẽ đi vào quá khứ.


"Chúng ta sắp sửa nhìn thấy hàng loạt những kỷ thuật tái tạo xuất hiện trong vài năm tới đây," Burakoff nói.

Giáo sư Sharpe giải thích rằng khi răng chúng ta bắt đầu bị sâu, nó sẽ sản sinh ra một lớp men răng mỏng để bịt kín tủy răng và ngăn ngừa viêm nhiễm. Nhưng khi lổ sâu răng quá to, việc tự hàn gắn này không còn hiệu quả nữa. Các loại xi măng nhân tạo được dùng để trám lổ sâu đó, nhưng mức độ khoáng chất của răng sẽ không bao giờ được phục hồi hoàn toàn như xưa.

Cuối cùng, nha sĩ sẽ phải lấy miếng trám cũ ra, thay thế bằng miếng trám mới to hơn. Và sau nhiều lần như vậy, cái răng sâu sẽ có nguy cơ bị nhổ.

Sharpe và đồng nghiệp đã dùng những mảnh bọt biển collagen có tẩm nhẹ Tideglusib để bịt những cái lổ đã được khoan vào răng chuột. 

Tideglusib còn được gọi là một phân tử cơ đối vận nhỏ GSK3. Người ta đã thử dùng nó để điều trị bệnh Alzheimer, nhưng tính hiệu quả của nó đối với bệnh Alzheimer chưa được ông bố.

Sáu tuần sau, khi những miếng bọt biển collagen phân rã, chúng sẽ được thay thế bằng một lớp men răng mới, và đó là cách răng tự chửa lành một cách hoàn toàn tự nhiên.

Tuy nhiên, mặc dù kết quả rất là hứa hẹn, liệu pháp mới mẻ này sẽ không thể xuất hiện ở các phòng nha một sớm một chiều được.

Vì những kết quả từ việc thí nhiệm trên động vật còn rất sơ khai, nên Hiệp hội Nha khoa Hoa kỳ tuyên bố còn quá sớm để kết luận liệu phương pháp này có đem lại thành công trong việc điều trị răng sâu cho người hay không.

Hiện nhóm của Giáo sư Sharpe vẫn đang thử nghiệm phương pháp này ở những cái răng lớn hơn trên chuột. "Sau đó, chúng tôi sẽ gây quỹ và nộp đơn để tiến hành những thử nghiệm trên người" ông nói. Những kết quả trên động vật không cần thiết phải thích hợp với con người.

Báo cáo được công bố ngày 9 tháng 1 năm 2017 trên Scientific Reports.

Nguồn

No comments:

Post a Comment