Các nhà khoa học tại Viện mắt Đại học Luân đôn, Anh (UCL), đã phát hiện những thay đổi trên võng mạc chuột có thể giúp tiên đoán bệnh Parkinson trước khi những triệu chứng có thể nhìn thấy được như run và cứng cơ bắt đầu xãy ra.
Nếu kỹ thuật trên chứng minh được rằng nó cũng có thể thành công ở người, nó sẽ mở ra một phương pháp không xâm nhập và rẻ tiền để chẩn đoán và điều trị bệnh. Người ta chỉ cần những y cụ của một bác sĩ khoa mắt, có nghĩa là nó cũng có thể giúp theo dõi hiệu quả của tiến trình điều trị bệnh nhân một cách dể dàng hơn.
"Đây là một phát hiện đột phá mang tính cách mạng đầy tiềm năng trong việc chẩn đoán và điều trị sớm một trong những căn bệnh làm hao mòn sức khỏe con người nhất thế giới," trưởng nhóm nghiên cứu Francesca Cordeiro, đại học Luân đôn, nói. "Bằng các xét nghiệm mắt, chúng ta có thể can thiệp sớm hơn nhiều và điều trị hiệu quả hơn những người mắc căn bệnh tàn khốc này."
Bệnh Parkinson, một rối loạn thoái hóa của hệ thần kinh trung ương, từ trước đến nay chỉ có thể được chẩn đoán bởi những nhà thần kinh học. Nhưng việc chẩn đoán cũng không thể chắc chắn bằng một xét nghiệm hay một quét não đơn thuần. Các bác sĩ thường phải kết hợp nhiều xét nghiệm và đo đạt khác nhau mới xác định được bệnh.
Nguyên nhân là vì bệnh thường khởi phát với những triệu chứng nhỏ, khiến bệnh nhân dể dàng phớt lờ cho qua, chẳng hạn như mất kiểm soát vận động và run cơ. Nhiều người đã không đi khám bác sĩ để được chẩn đoán cho đến khi bệnh trở nặng - lúc này, thường thì hơn 70% tế bào sản sinh dopamine đã bị hủy diệt rồi.
Với kỹ thuật mới này, người ta soi sáng vùng phía sau của mắt và xác định xem có bao nhiêu tế bào trong võng mạc, còn được gọi là những tế bào hạch võng mạc (RCGs), đang đi đến sự chết của tế bào, cũng như dò tìm dấu hiệu các chổ bị sưng trong khu vực đó.
Để tìm hiểu kỹ vấn đề này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng chuột được làm cho mắc bệnh Parkinson. Họ dò tìm những tế bào tự chết theo chương trình (apoptosis) - RGC - và những chổ sưng trong mắt chuột nhiều ngày trước khi chuột bộc phát những triệu chứng của bệnh. Các nhà nghiên cứu đã có thể nhận thấy những dấu hiệu của bệnh trong mắt chuột vào ngày 20, và những triệu chứng thường gặp ở bệnh Parkinson xuất hiện ở ngày 60.
Nhóm nghiên cứu cũng tìm hiểu xem liệu việc tiến hành điều trị bệnh ở giai đoạn sớm này có thu được lợi ích gì không.
Họ cho chuột dùng một loại thuốc mới điều trị đái tháo đường có tên là rosiglitazone, và nhận thấy rằng bằng cách điều trị sớm, họ đã có thể giảm rất hiệu quả số lượng tế bào thần kinh bị tổn thương, so với những con chuột không được điều trị sớm.
"Khám phá này là một tiềm năng trong việc giới hạn và có lẽ là loại trừ nổi đau của hàng ngàn bệnh nhân Parkinson nếu chúng ta có thể chẩn đoán sớm và điều trị bằng công thức mới này," tác giả thứ nhất, tiến sĩ Eduardo Normando, bác sĩ cố vấn khoa mắt tại bệnh viện mắt Western và UCL cho biết.
Nguồn
Nếu kỹ thuật trên chứng minh được rằng nó cũng có thể thành công ở người, nó sẽ mở ra một phương pháp không xâm nhập và rẻ tiền để chẩn đoán và điều trị bệnh. Người ta chỉ cần những y cụ của một bác sĩ khoa mắt, có nghĩa là nó cũng có thể giúp theo dõi hiệu quả của tiến trình điều trị bệnh nhân một cách dể dàng hơn.
"Đây là một phát hiện đột phá mang tính cách mạng đầy tiềm năng trong việc chẩn đoán và điều trị sớm một trong những căn bệnh làm hao mòn sức khỏe con người nhất thế giới," trưởng nhóm nghiên cứu Francesca Cordeiro, đại học Luân đôn, nói. "Bằng các xét nghiệm mắt, chúng ta có thể can thiệp sớm hơn nhiều và điều trị hiệu quả hơn những người mắc căn bệnh tàn khốc này."
Bệnh Parkinson, một rối loạn thoái hóa của hệ thần kinh trung ương, từ trước đến nay chỉ có thể được chẩn đoán bởi những nhà thần kinh học. Nhưng việc chẩn đoán cũng không thể chắc chắn bằng một xét nghiệm hay một quét não đơn thuần. Các bác sĩ thường phải kết hợp nhiều xét nghiệm và đo đạt khác nhau mới xác định được bệnh.
Nguyên nhân là vì bệnh thường khởi phát với những triệu chứng nhỏ, khiến bệnh nhân dể dàng phớt lờ cho qua, chẳng hạn như mất kiểm soát vận động và run cơ. Nhiều người đã không đi khám bác sĩ để được chẩn đoán cho đến khi bệnh trở nặng - lúc này, thường thì hơn 70% tế bào sản sinh dopamine đã bị hủy diệt rồi.
Với kỹ thuật mới này, người ta soi sáng vùng phía sau của mắt và xác định xem có bao nhiêu tế bào trong võng mạc, còn được gọi là những tế bào hạch võng mạc (RCGs), đang đi đến sự chết của tế bào, cũng như dò tìm dấu hiệu các chổ bị sưng trong khu vực đó.
Để tìm hiểu kỹ vấn đề này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng chuột được làm cho mắc bệnh Parkinson. Họ dò tìm những tế bào tự chết theo chương trình (apoptosis) - RGC - và những chổ sưng trong mắt chuột nhiều ngày trước khi chuột bộc phát những triệu chứng của bệnh. Các nhà nghiên cứu đã có thể nhận thấy những dấu hiệu của bệnh trong mắt chuột vào ngày 20, và những triệu chứng thường gặp ở bệnh Parkinson xuất hiện ở ngày 60.
Nhóm nghiên cứu cũng tìm hiểu xem liệu việc tiến hành điều trị bệnh ở giai đoạn sớm này có thu được lợi ích gì không.
Họ cho chuột dùng một loại thuốc mới điều trị đái tháo đường có tên là rosiglitazone, và nhận thấy rằng bằng cách điều trị sớm, họ đã có thể giảm rất hiệu quả số lượng tế bào thần kinh bị tổn thương, so với những con chuột không được điều trị sớm.
"Khám phá này là một tiềm năng trong việc giới hạn và có lẽ là loại trừ nổi đau của hàng ngàn bệnh nhân Parkinson nếu chúng ta có thể chẩn đoán sớm và điều trị bằng công thức mới này," tác giả thứ nhất, tiến sĩ Eduardo Normando, bác sĩ cố vấn khoa mắt tại bệnh viện mắt Western và UCL cho biết.
Nguồn
No comments:
Post a Comment