Sunday, June 26, 2016

Sử dụng smartphone trên giường ngủ có thể gây mất thị lực tạm thời


Các nhà nghiên cứu cho biết: Trong thời đại kỷ thuật số ngày nay, việc này không còn xa lạ gì và khiến một số người sợ rằng mình có thể bị mù.

Dennis Thompson
HealthDay Reporter

Thứ Tư, 22 tháng Sáu 2016 HealthDay News - Một sự cảm nhận thị giác ngắn hạn có thể khiến những người dùng smartphone nhầm tưởng rằng mình bị mất thị lực một bên mắt, các Bác sĩ Anh quốc công bố.

Việc mất thị lực tạm thời có thể xãy ra đối với những người đọc smartphone trong bóng tối khi họ nằm nghiêng trên giường, bác sĩ chuyên khoa mắt Gordon Plant thuộc bệnh viện Mắt Moorfields ở London giải thích.

Khi họ ngừng đọc và ngồi dậy để làm gì đó, họ có thể đột nhiên mất thị lực ở con mắt họ đang dùng để đọc smartphone, bác sĩ Plant, tác giả của một bài viết về hiện tượng này cho biết.

May mắn thay, tình trạng trên chỉ là tạm thời và nó kết thúc trong vòng vài phút, mà không có nguy cơ tổn hại lâu dài nào.

Bác sĩ Plant cho biết ông nghiên cứu về đề tài này vì người ta có thể nghĩ rằng họ sắp bị đột quỵ hay một tình huống khẩn cấp nào đó.

"Tôi đã chứng kiến rất nhiều trường hợp tương tự như vậy" bác sĩ Plant nói. "Điều khiến tôi mong muốn làm sáng tỏ việc này là bởi vì có nhiều bệnh nhân và thậm chí các bác sĩ của họ có những lo âu và làm những kiểm tra không cần thiết, do họ cho rằng họ bị chứng thiếu máu tạm thời - transient ischemic attack (TIA)". TIA là một triệu chứng thiếu máu tạm thời cung cấp cho não, được xem như là một dấu hiệu cảnh báo đột quỵ.

Nguyên nhân chính của việc mất thị lực tạm thời xuất phát từ khả năng hòa nhập vào bóng tối của mắt, Plant nói. Cũng giống như trường hợp mắt bạn không nhìn thấy gì khi bạn di chuyển nhanh từ vùng cực sáng vào vùng cực tối.

Bệnh nhân nhìn vào điện thoại trong bóng đêm khi họ nằm nghiêng một bên, nếu họ nằm nghiêng bên trái, mắt trái có thể bị che bởi gối và họ đọc smartphone bằng mắt phải. Lúc đó, mắt trái sẽ hòa nhập vào bóng tối và mắt phải sẽ hòa nhập vào ánh sáng của màn hình.

Khi họ tắt điện thoại, họ không thể nhìn bằng con mắt phải - đang hòa nhập vào ánh sáng màn hình nãy giờ -trong bóng tối, vì con mắt phải cần vài phút để thích nghi trong bóng tối. Tuy nhiên, họ vẫn có thể nhìn thấy xung quanh bằng con mắt trái đang hòa nhập vào bóng tối nãy giờ, và đó là lý do bệnh nhân nghĩ rằng mình bị mất thị lực mắt phải.

Đề tài của ông trích dẫn hai trường hợp, một phụ nữ 22 tuổi bị chứng mất thị lực mắt phải vào ban đêm lặp đi lặp lại trong vài tháng, và một phụ nữ 40 tuổi bị mất thị lực tạm thời một mắt khi thức dậy, và phải 15 phút sau bà mới nhìn thấy lại bình thường.

Cả hai phụ nữ được làm các xét nghiệm vi khuẩn, bao gồm MRI và siêu âm tim, trước khi các bác sĩ phát hiện ra nguyên nhân là do đọc smartphone trong bóng đêm trong lúc nằm trên giường.



Tình trạng trên cũng có thể xãy ra với bất kỳ thiết bị nào tạo ra ánh sáng quá lớn, và giải pháp là nên đọc điện thoại bằng hai mắt.

Vì như vậy, cả hai mắt sẽ duy trì sự hòa nhập với ánh sáng cùng nhau.

Một chuyên gia về mắt khác là bác sĩ Rahul Khurana, tại Moutain View, Calif, cũng có cùng nhận định trên: "Nếu bạn nhìn vào smartphone hay một thiết bị đọc điện tử bằng hai mắt, bạn sẽ không bị chứng mất thị lực một cách bất thình lình như vậy, rõ ràng là rất đáng sợ đối với bất cứ ai, cho dù nó chỉ xãy ra tạm thời".

Bác sĩ Khurana cho rằng thông tin trên có thể giúp các bác sĩ tránh đưa ra những yêu cầu bệnh nhân phải đi quét hình não hay những xét nghiệm đắt tiền khác. Thay vào đó, họ có thể kiểm tra bằng cách hỏi bệnh nhân vài câu đơn giản về cách họ dùng smartphone.

"Đã từ lâu, khi người ta bị chứng mất thị lực tạm thời, có quá nhiều nghi phạm đáng ngờ đến nổi người ta không thể nghĩ ra nó đơn giản chỉ là sự hòa nhập ánh sáng của mắt", bác sĩ Khurana, một chuyên gia tại Viện Mắt Hoa kỳ (American Academy Ophthalmology) kết luận.

Báo cáo trên được công bố trên số ra ngày 23 tháng Sáu 2016 của tờ New England Journal of Medicine.

HealthDay 

Nguồn

No comments:

Post a Comment