Wednesday, December 28, 2016

Lady Gaga tiết lộ cô bị chứng Rối loạn Căng thẳng Sau Chấn thương tâm lý - PTSD

By Ellie Kaufman, CNN
December 6, 2016

Lady Gaga tuyên bố một cách mạnh mẽ với một nhóm bạn trẻ LGBT tại New York rằng cô ta bị chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý(PTSD).


Gaga tiết lộ cô bị suy nhược thần kinh tại Trung tâm Ali Forney của Harlem dành cho những bạn trẻ LGBT vô gia cư vào ngày 25 tháng 11. 

(LGBT là từ viết tắt của các chữ Lesbian - đồng tính nữ, Gay - đồng tính nam, Bisexual - lưỡng tính và Transgender - chuyễn giới, được dùng từ thập niên 1990, thuật ngữ LGBT không phải là một từ chính thống trong pháp lý hay khoa học, nhưng được nhóm người này chấp nhận rộng rãi, đặc biệt là những quốc gia nói tiếng Anh)

Việc viếng thăm Trung tâm này của Gaga nằm trong chương trình hợp tác giữa Quỹ từ thiện Born This Way của cô và show buổi sáng của Đài NBC. Cô còn mang theo đến Trung tâm nhiều quần áo, quà tặng và cả bánh donut.

Gaga dành nhiều giờ để tâm sự về những kinh nghiệm và day dứt của riêng cô, bao gồm cuộc chiến để thoát khỏi bệnh thần kinh.

Gaga tiết lộ việc cô bị cưỡng hiếp

Năm 2014, cô công khai tiết lộ từng bị cưỡng hiếp năm cô 19 tuổi. Bản "Til It Happens To You" được đề cử Oscar của cô mô tả những trải nghiệm bị tấn công tình dục, được trình bày trong bộ phim tài liệu "The Hunting Ground" nói về nạn tấn công tình dục xãy ra tại nơi ở của sinh viên Cao Đẳng tại Hoa kỳ.

"Nổi đau riêng của đời tôi đã giúp tôi hiểu và đồng cảm với nổi đau của người khác," Gaga cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "Today" show. "Hôm nay tôi đã kể cho các bạn trẻ rằng tôi bị bệnh thần kinh, tôi bị chứng PTSD. Trước đây, tôi chưa từng kể chuyện này cho ai khác".

Gaga thể hiện một bài tập thiền với các bạn trẻ để cho họ thấy cách cô vượt qua stress.

"Thiền giúp tôi tĩnh tâm, tuy tôi không gập những vấn đề giống như các bạn, nhưng tôi lại có vấn đề về thần kinh và phải chống chọi với nó từng ngày, nên tôi cần một bùa chú có thể đem lại cho tôi sự thư giãn".

Gaga hát bài "Million Reasons", trong album mới nhất của cô - "Joanne" - cho mọi người ở Trung tâm nghe. Cô ấy còn để cho từng nhân viên và các bạn tuổi teen chụp hình selfie riêng với cô, người sáng lập đồng thời là giám đốc điều hành Trung tâm, Carl Siciliano, kể với CNN.

Photo: Today

"Cô ấy đã luôn luôn dành sự ủng hộ mạnh mẻ cho cộng đồng LGBT, đặc biệt hòa đồng, cởi mở với từng bạn trẻ một" Siciliano nói thêm.

Chuyến thăm là một sự bất ngờ đối với hầu hết nhân viên và khoảng 70 bạn tuổi teen tại Trung tâm. Ngay khi thấy cô đến, bọn trẻ bắt đầu hét lên reo hò.

Khoảng 75% bạn trẻ tìm đến Trung tâm là do bị hành hạ thể xác hoặc lạm dụng tình dục ở nhà do cha mẹ không chấp nhận chúng là LGBT.

Trung tâm được mang tên một nạn nhân của một vụ giết người

"Việc có một người nổi tiếng, danh giá và trong giới nghệ sĩ đến đây và nói với bọn trẻ rằng chúng xứng đáng được quan tâm, được yêu thương trong lúc chúng bi quan và tự ti cùng cực, là một hành động cực kỳ ấn tượng và có ý nghĩa đối với chúng." Siciliano nói.

Siciliano thành lập Trung tâm Ali Forney năm 2002. Ông ta lấy tên một cậu bé khó phân biệt giới tính vô gia cư, người mà ông có dịp làm việc tại một trung tâm vô gia cư khác, để đặt tên cho Trung tâm. Forney bị sát hại trên đường phố Harlem năm 1997, năm cậu 22 tuổi.

Vụ sát hại Forney vẫn chưa tìm ra thủ phạm. vào lúc đó, không có mái ấm nào dành riêng cho những người LGBT vô gia cư. Ngày mà chuyến viếng thăm của Lady Gaga được lên sóng "Today" show là đúng 19 năm ngày mất của Forney.

PTSD (Post Traumatic Stress Disorder) là một rối loạn thần kinh thường xãy ra sau khi một người trải qua những sự cố đau thương, như bị tấn công tình dục, chiến tranh, tai nạn giao thông, hoặc những mối đe dọa khác trong cuộc sống. Triệu chứng bao gồm những ám ảnh, cảm giác lo âu, nằm mơ thấy lại những biến cố không vui, những đau khổ tinh thần hoặc thể xác, cho tới những tâm trạng có liên quan đến chấn thương tâm lý, cố thoát ra khỏi những tâm trạng đó, thay đổi suy nghĩ và cảm xúc. Những triệu chứng này kéo dài khoảng hơn một tháng sau sự cố. Trẻ nhỏ thường ít khi bộc lộ sự đau khổ, thay vào đó chúng biểu hiện ký ức của chúng thông qua những trò chơi. Người bị chứng Rối loạn Stress Hậu Chấn thương tâm lý - PTSD có nguy cơ tự tử cao.

Nguồn

Tuesday, December 20, 2016

Nam Hàn lần đầu tiên nâng mức cảnh báo cúm gia cầm lên cao nhất

Ngày 17 tháng 12 2016
Sau khi trải qua một đợt cúm gia cầm H5N6 mang độc tính cao bùng phát cách đây một tháng, Bộ nông nghiệp Hàn quốc hiện đã nâng tình trạng cảnh báo cúm gia cầm tại nước này lên mức cao nhất vì dịch đang lan nhanh trên toàn lãnh thổ.

Nhân viên y tế Hàn quốc đang chôn gà tại một trại gia cầm ở Haenam, Hàn quốc, ngày 17-11-2016. Photo: Yonhap

Kể từ khi dịch bùng phát vào tháng trước, nền kinh tế lớn thứ tư châu Á này đã tiêu hủy 12% trên tổng đàn gia cầm của mình để ngăn chặn sự lây lan của vi rút.

Theo tuyên bố mới đây của Bộ nông nghiệp, thực phẩm và nông thôn, Bộ này sẽ áp dụng những biện pháp chi tiết để chống dịch ở tình trạng cảnh báo cao hơn sau khi hội ý với những Bộ có liên quan.

Để kiềm chế sự lây lan của vi rút H5N6, Bộ này cũng đã tăng cường những biện pháp cách ly, trong đó bao gồm một lệnh cấm vận chuyển gia cầm tạm thời đối với các trang trại trên toàn quốc vì số trại có dịch bùng phát được báo cáo ngày càng tăng.

Xe chuyên dụng đang phun hóa chất gần một hồ ở Icheon. Photo: EPA

Những ổ dịch cúm gia cầm cũng xuất hiện tại Nhật bản và một số quốc gia châu Âu, trong đó có Pháp. Pháp cũng đã nâng mức nguy cơ cúm gia cầm lên cao vào tuần trước.

Tiêu hủy gà tại một trại gia cầm ở Kawaminami, tỉnh Miyazaki, Nhật bản. Photo: Kyodo

Tại Hàn quốc, hiện chưa có ca nào bị nhiễm vi rút ở người, mặc dù người bị nhiễm vi rút H5N6 trước đó đã xuất hiện ở những nước khác, bao gồm Trung quốc, và đã làm chết 10 người tại đây.

Nguồn

Sunday, December 11, 2016

Các nhà nghiên cứu Canada đã bước qua giai đoạn 2 thử nghiệm lâm sàng với vắc-xin HIV mới

Các nhà nghiên cứu tại trường đại học Western, Ontario, Canada mới đây đã loan báo rằng họ đã sẵn sàng bước vào giai đoạn 2 thử nghiệm lâm sàng cho một vắc-xin HIV, một tiến triển vượt bậc trong cuộc chiến chống lại căn bệnh này.

Tiến sĩ Chil-Yong Kang

Các kết quả thử nghiệm giai đoạn 1 cho thấy vắc-xin an toàn để sử dụng và hiệu quả trong việc kích hoạt một phản ứng miễn dịch chống HIV ở những bệnh nhân HIV dương tính.

Theo các nhà nghiên cứu, thử nghiệm giai đoạn 2 có thể bắt đầu sớm nhất là vào tháng 9 năm 2017 sẽ cho họ biết liệu vắc-xin có khả năng sản sinh ra những kháng thể chống HIV trên 600 bệnh nhân (những người này không bị nhiễm) ở khắp Bắc Mỹ hay không.

"Thử nghiệm này chứng minh rằng vắc-xin của chúng tôi kích thích rộng rãi việc trung hòa kháng thể, trung hòa không chỉ từng thể phụ của HIV, mà còn những thể phụ khác, có nghĩa là bạn sẽ được vắc-xin giúp khống chế nhiều chủng loại vi rút khác nhau," trưởng nhóm Chil-Yong Kang, người đang bào chế vắc-xin này cho biết.

Vắc-xin này được biết dưới cái tên SAV001-H, được bào chế theo một cách hoàn toàn khác so với những loại vắc-xin HIV trước đây - bằng cách sử dụng những mẫu HIV-1 "đã bị tiêu diệt", được sửa đổi gien để không làm nhiễm tế bào của người. Đây sẽ là vắc-xin ngừa HIV đầu tiên trên thế giới được chấp thuận bởi Cục quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa kỳ (FDA) cho phép thử nghiệm trên người.


Những vắc-xin chứa vi rút đã bị diệt hoàn toàn, hay còn gọi là vắc-xin đã bị khử hoạt tính, là một trong những loại vắc-xin thông dụng nhất hiện nay. Vắc-xin này sẽ đặt hệ miễn dịch trước một phiên bản vi rút chết, an toàn để hệ miễn dịch chuẩn bị những kháng thể chống lại chúng và sẵn sàng tấn công đáp trả ngay khi một phiên bản sống xâm nhập vào cơ thể.

Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã từng quan ngại rằng không thể thực sự khử hoạt tính HIV, bởi vì nó sẽ nhanh chóng tiến triển và tránh khỏi hệ thống phòng vệ của cơ thể chúng ta, cho nên một vắc-xin như trên chưa từng được bào chế trước đây.

Các chuyên gia tại trường đại học Western đã thay một số gien của HIV bằng vật liệu gien lấy từ ong mật, nên chúng vô hại đối với người.

Tại thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, các chuyên gia lựa ra một nhóm bệnh nhân dương tính với HIV, phân nửa nhóm này được cung cấp giả dược và phân nửa còn lại được tiêm vắc-xin, sau đó theo dõi phản ứng của cơ thể họ.

Kết quả cho thấy hệ miễn dịch đã chịu được vắc-xin một cách an toàn, mà không có phản ứng bất lợi nào, và không có dấu hiệu nào cho thấy vi rút bị khử hoạt tính có thể độc hại trở lại. Nhóm được tiêm vắc-xin xuất hiện sự "gia tăng đáng kể" những kháng thể chống HIV đã có từ trước - một dấu hiệu là điều tương tự sẽ xảy ra trên người không bị nhiễm HIV, nhằm giúp họ phòng tránh vi rút HIV.

Trong lần thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2, khoảng 300 người tình nguyện đã được chọn từ công chúng, và 300 người từ những nhóm được xem là có nguy cơ nhiễm HIV cao, bao gồm nam quan hệ tình dục với nam, người sử dụng ma túy bằng cách tiêm chích, những người làm việc trong ngành nghề có liên quan đến tình dục, và những người sống chung với bạn tình dương tính với HIV.

Những cô gái hành nghề liên quan đến tình dục

Nhóm nghiên cứu sẽ theo dõi sự phát triển kháng thể chống HIV trên những người này, đồng thời liệu nó có giúp họ giảm nguy cơ nhiễm vi rút hay không.

"Nếu chúng tôi chứng minh được vắc-xin này ngăn ngừa nhiễm HIV hiệu quả trên người, chúng ta có thể chấm dứt đại dịch AIDS khủng khiếp", ông Kang nói. "Đó sẽ là một đóng góp to lớn cho nhân loại, và không hoài công chúng tôi đã nỗ lực nghiên cứu."

Một khi giai đoạn 2 được thực hiện thành công, giai đoạn 3 sẽ là một thử nghiệm thật được tiến hành trên toàn thế giới với 6.000 đối tượng để chứng minh liệu vắc-xin có công hiệu trong việc bảo vệ con người khỏi bị nhiễm HIV hay không.

Vắc-xin đang được thử nghiệm cùng đối tác Sumagen Canada, một chi nhánh tại Canada của công ty liên doanh dược Hàn quốc. Sumagen Co. Ltd. đang sản xuất vắc-xin cho các cuộc thử nghiệm và giữ độc quyền sản xuất và phân phối hàng loạt.

HIV/AIDS đã giết hơn 41 triệu người trên toàn thế giới, và hơn 35 triệu người đang nhiễm bệnh.

Số người nhiễm HIV/AIDS theo từng quốc gia năm 2008

Nguồn

Sunday, November 27, 2016

Nếu bạn bị dị ứng với sữa bò, hãy uống sửa dê

Những thế hệ trẻ em lớn lên khỏe mạnh, thường là có uống sữa. Nhưng đối với những em bị dị ứng với sữa bò thì sao đây ? Câu trả lời có thể là sữa dê. Theo như bài báo này thì việc uống sữa dê đang thu hút được sự quan tâm tại Nhật Bản như là một thay thế dinh dưỡng cho sữa bò.


Một trang trại ở tỉnh Kochi đang nuôi khoảng 70 con dê. Kentaro Kawazoe đã bắt đầu nuôi dê sau khi anh nghiên cứu sữa của chúng. Anh cho biết những ai bị dị ứng với sữa bò sẽ cảm thấy sữa dê dễ tiêu hóa hơn. 

Tuy nhiên, có một trở ngại khi tiếp thị sữa dê là mùi của nó. Kawazoe đã nuôi dê bằng thức ăn được thiết kế riêng nhằm làm cho sữa dê bớt nặng mùi. Thức ăn bao gồm gạo và cỏ trồng không sử dụng thuốc trừ sâu.


"Sữa dê của chúng tôi ngon hơn hẵn các loại khác," Kawazoe, chủ Trại Dê Kawazoe nói. "Nếu sữa vẫn đủ chất dinh dưỡng mà lại ít gây dị ứng hơn, điều đó thật là tuyệt vời. Tôi rất tự tin quảng bá sản phẩm sữa dê của mình. Mọi người nên thử để thấy sự khác biệt."

Nhà khoa học Satoshi Kawahara, là một giáo sư tại trường đại học Miyazaki, đã phân tích những thành phần có trong sữa. Theo ông thì lý do khiến người bị dị ứng sữa bò có thể uống được sữa dê là do những protein gây ra.

Ông làm một thử nghiệm giúp minh họa sự khác nhau này. Đầu tiên, ông cho cả hai loại sữa vào những máy ly tâm. Khoảng 15 phút sau, những protein đã được tách ra. Chúng được nhuộm xanh, và cho vào một máy khác để phân ly tiếp. 

Và ông được kết quả như sau, phần sữa bò, màu xanh dưới đáy chính là sự hiện diện của một portein được gọi là "alpha-s1 casein". Đó là một trong những chất gây ra dị ứng sữa.

Còn đối với sữa dê, không có màu xanh dưới đáy, chứng tỏ những protein gây dị ứng không có.

Kawahara cho biết những ai bị dị ứng với alpha-s1 casein có thể dùng sữa dê. "Những ai bị dị ứng với sữa bò có thể bù đắp sự thiếu hụt dinh dưỡng bằng cách uống sữa dê", ông nói. "Sữa dê là một thay thế đầy tiềm năng cho sữa bò".

Một công ty sữa bò đã có mặt trên thị trường gần một thế kỷ nay cũng đã bắt đầu bán sữa dê. Họ tin rằng nhu cầu tìm kiếm sự thay thế sữa bò của khách hàng sẽ tăng lên. Sữa dê mà họ bán là từ trang trại của Kawazoe.


Những sinh viên cao đẳng đến thăm nhà máy sữa cảm thấy thích thú với sữa dê.

"Em thấy mùi không nặng lắm, và cũng dễ uống", một sinh viên cho biết.

"Ngày nay có nhiều người mẫn cảm với sữa", Bunjiro Yoshizawa, giám đốc công ty Sữa Himawari, nói. "Chúng tôi sẽ nỗ lực hơn nữa trong việc kinh doanh sữa dê, nhờ đó những người dị ứng sữa bò có cái để mà thay thế".

Sữa dê có vị dễ uống và dễ tiêu hóa. Đối với người bị dị ứng với những sản phẩm từ sữa bò, Kawahara khuyên nên kiểm tra sức khỏe trước khi dùng sữa dê.

Nguồn

Tuesday, November 15, 2016

Thế giới nên học hỏi thói quen ăn uống của người Pháp


Nếu không tính việc hay nhúng bánh croissants vào cà phê và ăn đồ lòng gia súc, thì người Pháp có những thói quen ăn uống hay ho mà mỗi người trong chúng ta nên học theo.

Bất chấp sự lan tràn những chuổi thức ăn nhanh của người Mỹ và một lớp trẻ cởi mở hơn đối với những ảnh hưởng từ Anh, những thói quen ăn uống truyền thống của người Pháp vẫn tồn tại, cho dù nhiều người dự đoán nó sẽ tàn lụi trong tương lai.

Nước Pháp xưa nay vẫn là quốc gia xem ăn uống là một điều thú vị của cuộc sống chứ không phải chỉ là nạp nhiên liệu vào cơ thể cho qua ngày.

Và đó là lý do người Pháp có nhiều cách khác nhau để tận hưởng niềm vui ẩm thực hơn nhiều quốc gia khác. Dưới đây là vài thói quen ăn uống của họ mà chúng ta có thể tham khảo.

Ăn uống đúng giờ và nói không với ăn vặt

Người Pháp luôn ăn ba bữa một ngày và nhìn chung họ không đụng tới món gì khác ngoài những bữa chính này. Trẻ con thì thích ăn vặt hoặc ăn xế sau giờ học - có thể là trái cây hay một mẩu bánh - nhưng điều này cũng giới hạn trong một khung thời gian cụ thể, còn người lớn thường không ăn vặt.

Đối vớ người Pháp, việc đói bụng giữa những bữa chính là chuyện bình thường, nhưng không có nghĩa là họ sẽ lao vào lục lọi trong tủ lạnh hay phải chạy ra ngoài mua sôcôla.

Một nhà xã hội học người Mỹ khi đến thăm Pháp vào thập niên 50 đã có cảm giác bị xúc phạm và nghĩ rằng giờ ăn cố định là dành cho những con vật trong sở thú. Nếu vậy, chuyện ẩm thực trong sở thú tốt hơn nhiều so với ngoài thiên nhiên hoang dã rồi.


Một số người cho rằng tập quán này có những mặt hạn chế của nó, và giờ mở cửa giới hạn của những nhà hàng Pháp là một nguyên nhân khiến những chuổi cửa hàng thức ăn nhanh mọc lên như nấm sau mưa. Tuy nhiên, thực tế là ngay cả những cửa hàng thức ăn nhanh này cũng vắng vẻ vào giữa những giờ ăn chính, điều đó cho thấy văn hóa "ngày ba bữa" đã ăn sâu vào đời sống người dân Pháp.

Bữa trưa quan trọng hơn bữa tối

Đối với người Pháp, bữa chính của họ chính là bữa trưa, còn bữa tối thì đôi khi không quan trọng lắm, ăn sao cũng được. Điều này cũng dễ hiểu, khi chúng ta sử dụng hầu hết thời gian còn lại trong ngày để tiêu hóa bữa ăn. Một cuộc khảo sát gần đây còn cho biết người Pháp dành nhiều thời gian cho bữa trưa hơn những quốc gia khác. Để rồi sau đó, nhiều người sẽ bị cơn buồn ngủ đánh gục ngay tại bàn làm việc.

Ăn chung mới vui

Một trong những lý do nữa khiến chế độ ăn ngày ba bữa còn tồn tại trong đời sống Pháp là do người Pháp thích ăn uống cùng nhau. Không chỉ là ăn cùng với gia đình, họ cũng thích thưởng thức món ngon chung với đồng nghiệp. Trong khi ở Anh hay Mỹ, sẽ là bình thường nếu bạn nghe một đồng nghiệp nói "ra ngoài làm miếng sangwich nhe", thì ở Pháp, nói vậy có thể khiến đồng nghiệp buồn lòng, thậm chí bị xem là khiếm nhã.


The Crédoc, một tổ chức chuyên khảo sát và nghiên cứu thói quen người tiêu dùng cho biết: 80% bữa ăn của dân Pháp là ăn cùng với người khác. Đối với người Pháp, ẩm thực sẽ thú vị hơn nhiều khi được chia sẽ.

Người ta thích ra ngoài để ăn tối hơn là để bia bọt, đó là một đặc điểm mang tính xã hội Pháp. Thật khó hình dung việc ra ngoài làm vài chai vào buổi tối mà không có ẩm thực đi kèm. Tuy vậy, nhưng dứt khoát sẽ không có chuyện ăn thả ga (cheating meal) vào tối thứ sáu ở xứ sở của những chú gà trống Gô loa (Gaulois).

Khẩu phần ăn nhỏ hơn

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, khi chúng ta được cho thêm thức ăn, chúng ta sẽ ăn, bất chấp là chúng ta đã no hay chưa. Người Mỹ đặc biệt nổi danh với những món đồ ăn khổng lồ của họ, cộng với việc ngày càng có nhiều người chọn lối sống ít vận động hơn so với quá khứ, họ đang tiêu thụ nhiều Calories hơn mức họ cần.


Khi bạn vào một quán cà phê Pháp, khi họ đưa ra phục vụ bạn một phần ăn trông có vẻ hơi nhỏ, đừng vội nghĩ rằng mình đang bị chặt chém, bạn nên biết rằng nó sẽ cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho bạn.

Đừng mong nhận được một lời mời kiểu như "bạn có thể ăn tất cả". Người Pháp có một quan niệm khác về ăn uống, bạn sẽ nghe họ nói "bạn chỉ cần ăn bấy nhiêu thôi".

Gần đây thiên hạ một phen xôn xao khi chính phủ ban hành một luật mới, buộc tất cả nhà hàng Pháp phải cung cấp túi đựng đồ ăn thừa (doggy bags), để đem về nhà ăn tập hai hoặc có thể cho chó mèo ăn tùy ý, nhằm tránh lãng phí thức ăn. Các bếp trưởng nổi giận vì cảm thấy bị xúc phạm, và tuyên bố sẽ chẳng ai cần đến những cái túi đó.

Không có thực đơn riêng cho trẻ em

Những nhà hàng tại các quốc gia nói tiếng Anh như Mỹ và Canada thường phục vụ những bữa ăn giá rẻ nhưng không mấy dinh dưỡng cho trẻ, chẳng hạn như burger và hotdog. Nhưng người Pháp lại thích con cháu họ ăn uống cùng loại thức ăn như người lớn. 


Thói quen tốt này đã thấm nhuần vào máu người Pháp là do cha ông họ truyền lại, họ được khuyến khích mạnh dạn thử nghiệm những thực phẩm mới. Ngoại trừ một số trẻ kén ăn được châm chước, phần lớn cha mẹ người Pháp cho rằng ăn uống lành mạnh là một kỹ năng mà con cái họ cần phải được dạy dỗ khi chúng còn nhỏ. Ngay cả trong trường học, một bữa trưa tốt cho sức khỏe là ưu tiên số một, những bữa ăn cân bằng dưỡng chất và gồm ba món là tập quán bắt buộc ở căn tin của trường.

Trái cây tươi và rau củ

Ẩm thực Pháp truyền thống chủ yếu dựa vào trái cây, rau củ và thịt, tự trồng trọt tại nhà hay mua từ những trang trại trong vùng. Dĩ nhiên, các siêu thị ngày nay phục vụ đồ ăn nhập khẩu khá đa dạng và xu hướng dùng bữa ăn chế biến sẵn cũng đang tăng nhanh, nhưng những siêu thị của nông dân vẫn còn được ưa chuộng, và người Pháp rất thích quan tâm đến thổ nhưỡng vùng miền và gốc gác của thực phẩm.


Sử dụng sản phẩm được trồng trọt tại địa phương không chỉ làm lợi cho môi trường, mà còn tốt hơn cho sức khỏe của bạn vì chúng tươi hơn và không có nhiều thời gian để chất dinh dưỡng bị mất đi.

Chỉ là uống nước thôi


Người Pháp thích dùng nước lọc hoặc xô-đa trong bữa ăn. Hiển nhiên là họ cũng uống rượu vang khi ăn, bình thường khoảng một hoặc hai ly nhỏ chứ không phải nốc nhiều như bạn thường thấy ở Anh quốc. Ngoài việc không dùng ly khủng để uống rượu vang, hiếm khi bạn thấy một panh (ly lớn khoảng nửa lít) bia hay các loại nước uống có ga trên bàn ăn của người Pháp.

Ăn tại bàn

Thức ăn được chế biến để thưởng thức và để được ăn tại bàn. Ít nhất, đó là suy nghĩ của người Pháp và chúng ta nhất trí với họ về điều này. Tương tự như người lớn, các bậc cha mẹ Pháp cho con cái mình ngồi vào bàn ăn từ khi chúng còn rất nhỏ, nên chúng sẽ hoàn toàn quen thuộc và tự tin khi đi ăn cùng gia đình ở nhà hàng.

Ở Pháp, còn lâu bạn mới thấy người ta ăn tại bàn làm việc hay ngồi thụp trước màn hình TV.


Ăn thư giãn

Một nghiên cứu năm 2010 cho biết người Pháp mất trung bình hai giờ 22 phút mỗi ngày cho việc ăn uống. Đó là vì họ thích như vậy. Trong khi chúng ta cho rằng phải ngồi dín vào bàn hàng giờ khi tham dự một buổi tiệc tối kiểu Pháp có cảm giác như bị tra tấn, họ (người Pháp) xem đó là bình thường và thong thả ăn uống.

Đa dạng món ăn

Thay vì chỉ có một món chính nhiều về số lượng, người Pháp, cho dù văn hóa đang thay đổi chút ít, thường có ba món truyền thống: khai vị, món chính và tráng miệng. Họ cũng có thể xen vào món pho mát nữa. Đó là vì họ đã quen với việc dành thời gian cho việc ẩm thực.

Khẩu phần ăn có thể nhỏ hơn, nhưng xin bạn đừng hoảng hốt, bạn sẽ no đấy.

Món tráng miệng là trái cây

Người Pháp yêu thích các loại bánh ngọt của họ, nhưng việc thết đãi bánh su nhân kem hay bánh bông lan kem thường chỉ xuất hiện vào những dịp đặc biệt.


Các gia đình ở Anh và Mỹ hay có thói quen dùng món bánh ngọt để tráng miệng, nhưng người Pháp lại có khuynh hướng tránh xa những món bánh ngọt, họ thích dùng trái cây hoặc sửa chua sau bữa ăn.

Không vừa đi vừa ăn

Ở Pháp, bạn sẽ khó gặp cảnh một người vừa đi bộ vừa cầm một ly coca tay này và một ổ bánh mì tay kia. Đó là vì dân Pháp không thích ôm đồm nhiều việc trong giờ ăn hay khi đang nhấm nháp cà phê. Họ thà ngồi xuống, thưởng thức cho xong cái bánh, rồi muốn làm gì thì làm.


Catherine Edwards

Nguồn

Friday, November 4, 2016

"Chết vì làm việc quá sức" đạt kỷ lục tại Nhật Bản

Danielle Demetriou, TOKYO
Ngày 4 tháng Tư 2016 11:49AM

Văn hóa nghề nghiệp làm việc nhiều giờ một cách khắc nghiệt tại Nhật Bản đã làm dâng trào số đơn đòi bồi thường do "chết vì làm việc quá sức".


Theo các số liệu của chính phủ, số đơn chính thức, có liên quan đến "karoshi" - tiếng Nhật có nghĩa là chết vì làm việc quá sức - đã đạt mức kỷ lục 1.456 trong năm tài chính vừa qua.

Cũng theo các báo cáo, phần lớn những ca "karoshi" có liên quan đến các ngành chăm sóc sức khỏe, dịch vụ xã hội, vận tải biển và xây dựng, đều là những ngành thiếu nhân lực trầm kha.

Phụ nữ trẻ với những công việc thời vụ cũng đang nổi lên nhanh chóng là những nạn nhân của "karoshi", theo truyền thống vốn chỉ dành cho dân văn phòng nam giới.

Hiroshi Kawahito, tổng thư ký Hội Luật sư Bào chửa Quốc gia cho những Nạn nhân Karoshi, cảnh báo rằng con số thật sự về "karoshi" có thể còn cao hơn gấp mười lần, vì thiếu sự thừa nhận của mọi người về vấn đề này.

"Chính phủ mở vô số nhữnh hội nghị chuyên đề và dán các poster để cảnh báo người dân, nhưng điều đó chỉ có tác dụng tuyên truyền," trả lời Reuters, ông cho biết. "Thực chất của vấn đề là phải giảm giờ làm, và chính phủ đã không làm đủ những việc cần thiết."

Ngủ ngay tại nơi làm việc do phải làm thêm giờ

Cuộc đấu tranh để nhân viên văn phòng giới hạn giờ làm và dành lại sự thăng bằng trong cuộc sống ngày càng được chú ý trong những năm gần đây.


Bộ Lao động Nhật cũng thừa nhận thuật ngữ "karoshi" bao gồm cả hai nghĩa: chết vì đau tim do làm việc quá sức và tự sát do những căng thẳng thần kinh có liên quan đến công việc.

Những thông số mà chính phủ Nhật Bản dùng để xác định một trường hợp "karoshi" bao gồm tăng ca hơn 100 giờ trong một tháng trước khi chết, hoặc tăng ca 80 giờ một tháng, trong ít nhất 2 tháng liên tiếp trong vòng 6 tháng trước đó.

Trong trường hợp tự sát, người nhà của nạn nhân "karoshi" có thể yêu cầu đòi bồi thường nếu nạn nhân đó làm thêm giờ ít nhất 160 giờ trong một tháng, hoặc làm thêm giờ hơn 100 giờ trong 3 tháng liên tiếp.

Hàng loạt các nguyên nhân được cho là đã thêm dầu vào ngọn lửa "karoshi" có thể kể đến như: sự gia tăng của lao động ngắn hạn, thiếu nghiêm minh trong thực thi luật lao động và văn hoá thứ bậc tại Nhật, khi mà nhân viên cấp thấp luôn có cảm giác tội lỗi khi ra về trước nhân viên cấp trên mình.

Tháng 12 năm ngoái, những nhà điều hành của tập đoàn Watami, sở hữu chuổi nhà hàng lớn tại nhiều nước châu Á, đã bị buộc phải bồi thường khoảng 820.000 bảng Anh (130 triệu yên) vì những tổn thất gây ra cho gia đình cô Mina Mori, 26 tuổi, đã tự sát vì làm việc quá sức.

Bà mẹ Yuko bên di ảnh con gái, cô Mina Mori. Gia đình Mori và Watami đã đạt được một thỏa thuận ngoài tòa, qua đó, nhà sáng lập chuổi nhà hàng, thành viên của Upper House, ông Miki Watanabe thừa nhận cô Mori chết vì làm việc quá sức và đồng ý bồi thường 130 triệu yên. 

Mori tự tử vào tháng Sáu 2008, sau hai tháng vào làm việc tại công ty này, trong khoảng thời gian này, Mori thường bị ép phải làm những ca nhiều giờ, đến nỗi cô phải đợi đón những chuyến tàu đầu tiên sáng ngày hôm sau để về nhà.

Tháng trước, có báo cáo cho rằng chính phủ Nhật Bản đang xem xét giảm giới hạn trên giờ làm thêm được phép đối với người lao động, với những công ty hiện đang được phép yêu cầu mức làm thêm 45 giờ một tháng, miễn là có thỏa ước quản lý lao động.

Điều này theo sau một kiến nghị vào năm vừa qua, yêu cầu ban hành luật mới nhằm buộc người lao động đi nghỉ mát, vì nổi lên hiện tượng lực lượng lao động tại quốc đảo này không xài hết phân nửa số phép năm trong năm 2013.

Karoshi (過労死 - Quá Lao Tử) trong tiếng Nhật có nghĩa là chết vì làm việc quá sức. Nguyên nhân chính gây ra những cái chết Karoshi xét về mặt y học, thường do đau tim và đột quỵ do stress và một chế độ ăn uống nghèo nàn. Hiện tượng này cũng lan rộng ở Hàn Quốc, nơi nó được gọi là 'gwarosa'. Còn tại Trung Hoa, tự sát vì làm việc quá sức được gọi là 'guolaosi'.

Nguồn

Sunday, October 30, 2016

Ấn Độ giúp dân cai thuốc lá bằng công nghệ di động

Số người hút thuốc tại chỉ 10 quốc gia như hình trên 
chiếm 2/3 số người hút trên toàn thế giới

Người ta ước tính khoảng một triệu người chết mỗi năm tại Ấn Độ vì những căn bệnh có liên quan đến thuốc lá, và điều này có thể tránh được nếu ngừng hút thuốc. Tuy nhiên, Ấn Độ cũng nhận ra rằng cai thuốc lá là một việc rất khó. Trong một nỗ lực mới đây nhằm giúp dân cai thuốc, một sáng kiến dựa trên điện thoại di động đã được đưa ra tại Ấn Độ bởi chính phủ, cùng với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), và Hiệp hội Viễn thông Quốc tế (ITU), một cơ quan chuyên môn của Liên hiệp quốc UN.

Gần 50% đàn ông Ấn Độ thường xuyên hút thuốc, đẩy chính họ và gia đình đến những cái chết và bệnh tật có liên quan đến khói thuốc. Nhưng những khó khăn khi tìm đến Trạm Cai nghiện đã làm giới hạn số người có thể tiếp cận được những hổ trợ mà họ cần.


Những kế hoạch "giúp đỡ cai thuốc" MPOWER của WHO cung cấp cho các quốc gia một biện pháp sinh lãi nhằm giúp nâng cao khả năng một người sẽ cai thuốc thành công, từ đó giảm nguy cơ dẫn đến một cái chết từ từ và đau đớn.

Trong suốt 12 tháng qua, chính phủ Ấn Độ, WHO và ITU đã phối hợp cùng nhau để giải quyết vấn đề này, bằng cách sử dụng điện thoại di động để mở rộng một cách đáng kể số người tiếp cận những chương trình cai nghiện.

Chương trình cai nghiện thuốc lá thông qua thiết bị di động (mTobacco Cessation) là một nỗ lực hợp tác giữa một đội ngũ nhân viên y tế quốc gia và các chuyên gia quốc tế, giúp người dân cai nghiện thuốc lá thông qua sự hỗ trợ bằng điện thoại di động. Cụ thể, WHO và ITU cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Ấn Độ, xây dựng và đưa vào sử dụng chương trình BeHe@lthy Be Mobile, là một sáng kiến toàn cầu nhằm giúp các quốc gia nhân rộng mô hình theo dõi sức khỏe như là một phần của hệ thống y tế quốc gia.

Công nghệ di động cho một cuộc sống khỏe

Những người tham gia chương trình mTobacco Cessation tại Ấn Độ sẽ tự đăng ký bằng một cuộc gọi nhỡ hoặc dịch vụ đăng ký trên mạng, sau đó, họ sẽ nhận được những tư vấn và hỗ trợ được thiết kế riêng bằng chương trình nhắn tin hàng ngày và hàng tuần đến thẳng điện thoại di động của họ. Chương trình này sẽ hỗ trợ người nghiện thuốc lá "vượt qua chính mình" để duy trì nỗ lực cai nghiện, đồng thời tạo ra dữ liệu thời gian thực trên chính họ, họ sử dụng chương trình như thế nào và họ có thật đang cai nghiện hay không.

Tác động của sáng kiến Ấn Độ trong việc giúp người dân tiếp cận dịch vụ cai nghiện là rất lớn. Ước tính đã có khoảng 2 triệu người đã đăng ký tham gia chương trình từ tháng Giêng 2016, nhờ vào sự xúc tiến mạnh mẻ trên toàn quốc chương trình mTocacco Cessation của Bộ Y tế Ấn Độ, và được đánh giá là chương trình lớn nhất trên thế giới.

Sáng kiến Ấn Độ được xem là một bước ngoặc trong việc nâng tầm quy mô của các dịch vụ cai nghiện thuốc lá tại nước này và những nước khác.

Những kinh nghiệm của Ấn Độ cũng đang được chia sẽ thông qua WHO và ITU đến những quốc gia đang xây dựng dịch vụ mTobacco Cessation, trong đó có Tunisia và Philippines.

Tiềm năng của chương trình Dược và Y tế Công cộng được hỗ trợ thông qua thiết bị di động (mHealth) không chỉ giới hạn ở cai nghiện thuốc lá. Mà còn hứa hẹn mở ra khả năng chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng cách dùng kỹ thuật di động, nhằm đem sự tiếp cận dễ dàng những dịch vụ y tế đối với những bệnh không lây (NCDs), đặc biệt là bệnh tim mạch, bệnh phổi, ung thư và tiểu đường, cho tất cả mọi người.


Mới đây, một chương trình giám sát bệnh tiểu đường dựa trên thiết bị di động đã được khởi động vào tháng 7 năm 2016 tại Ấn Độ và hiện đang cung cấp cho hơn 97.000 người những biện pháp đơn giản để ngăn chặn tiểu đường và giúp kiểm soát diễn tiến bệnh trong khi chờ đến lần gặp bác sĩ kế tiếp.

Nguồn

Wednesday, October 26, 2016

Singapore cần thêm 30.000 nhân viên y tế vào năm 2020

Trước tình hình dân số đang ngày càng già đi, Bộ Y yế Singapore (MOH) ước tính quốc đảo này sẽ phải cần thêm 30.000 nhân viên y tế vào năm 2020 để đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế của nước này.


Bộ trưởng Y tế Gan Kim Yong (Nhan Kim Dũng) nói chuyện tại Hội nghị Quốc gia về Năng suất của ngành Y tế ngày 20 tháng 10/2016. ST photo NG SOR LUAN

Trong một nổ lực nhằm thu hút nhân sự chọn nghề nghiệp ở lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe và đảm bảo họ được trang bị đầy đủ, Bộ trưởng Y tế Gan Kim Yong mới đây đã khởi động một Kế hoạch Nguồn nhân lực Chăm sóc sức khỏe 2020 (the Healthcare Manpower Plan), mục tiêu là đáp ứng nhu cầu nhân viên y tế đang ngày một tăng và cũng nhằm duy trì một mức lương tốt cho họ.

Kế hoạch này bao gồm ba chiến lược: Trang bị cho lực lượng chăm sóc sức khỏe những bộ kỹ năng liên quan để chuẩn bị cho nhu cầu nhân viên chăm sóc người có tuổi tăng cao trong thời gian tới, xây dựng lực lượng nhân viên y tế địa phương hùng hậu bằng cách đầu tư vào lớp học sinh mới ra trường và cả những người đã đi làm, cải thiện môi trường làm việc và kinh nghiệm bệnh nhân, và áp dụng công nghệ mới.

Sáng kiến nhằm nâng cao kỹ năng cho nhân viên y tế này bao gồm một chương trình Vừa học Vừa làm Kỹ năng Tương lai mới (Skills Future Earn and Learn program) dành cho những y tá khoa lão, do trường Bách khoa Nanyang giới thiệu từ tháng 12-2016, nhằm cung cấp cho những y tá vừa mới tốt nghiệp cơ hội được đào tạo chuyên sâu trong khi vẫn có thể làm việc. 

Bộ Y tế cũng cho biết cần phải đào tạo thêm nhiều bác sĩ cộng đồng, ước tính số thực tập sinh thầy thuốc gia đình sẽ tăng 30% vào năm 2019.

Các chương trình học bổng và tài trợ dành cho công dân Singapore trẻ cũng sẽ được triển khai để giúp họ theo đuổi giấc mơ nghề nghiệp ngành y tại nước nhà và ở nước ngoài, với mục đích xây dựng một lực lượng nòng cốt hùng hậu cho ngành chăm sóc sức khỏe.

Những chuyên gia đã đi làm cũng sẽ được hổ trợ thông qua một số sáng kiến, trong đó bao gồm chương trình nâng cao năng lực chuyên môn, người tham gia sẽ được cấp một khoảng trợ cấp đào tạo trong suốt quá trình học tập của mình.


Các y tá đang giúp đỡ một bệnh nhân tại Khu Chăm sóc Tâm thần tại một bệnh viện ở Singapore. Photo: todayonline

Ngoài ra còn có chương trình Y tá Hồi nghiệp (Return to Nursing), chương trình này sẽ giúp cho những người đã từng là y tá trước đây quay trở lại làm việc sau khi tham dự một khóa học lấy lại nghiệp vụ và kiến thức.


Bộ trưởng Y tế Gan Kim Yong đang xem xét Giải pháp Thông minh của ST Healthcare dành cho khu vực hậu cần.

Chiến lược thứ ba sẽ dùng đòn bẩy công nghệ để cải thiện năng suất trong ngành, hợp tác với những nhà cung cấp dịch vụ y tế để nâng cao chất lượng phục vụ, sử dụng các kỷ thuật tiên tiến, mở rộng vai trò của công việc và xem xét lại các điều luật.

"Cùng với tham vọng trở thành một quốc gia thông minh, ngành y tế công cộng của chúng ta (Singapore) đang nổ lực hết mình nhằm cung cấp những dịch vụ năng suất và chất lượng cao hơn qua việc ứng dụng những công nghệ mới" MOH tuyên bố.


Với dân số ước khoảng 5.610.000 người, năm 2014 Singapore có 440.000 người từ 18 tuổi trở lên mắc bệnh tiểu đường.

Gan mô tả việc cải cách lực lượng y tế này "như là một hành trình đòi hỏi tất cả chúng ta cần phải cùng dấn thân, bất kể bạn là ai, lãnh đạo, y tá, nhân viên, hộ lý, bệnh nhân hay là một cá nhân nào".

Nguồn